Thứ hai 25/11/2024 18:19

Nghệ An: Không dễ thay đổi thói quen thanh toán điện tử

Thanh toán không dùng tiền mặt đang là xu thế tất yếu trong tương lai gần. Nhưng với người dân Nghệ An, thói quen vẫn thích chi tiêu bằng tiền mặt hơn là thanh toán điện tử bị cho là “rắc rối” khó dùng. Vậy nên, muốn đẩy mạnh hình thức thanh toán này không phải là điều dễ dàng.

Chỉ với chiếc điện thoại thông minh hay máy tính online, việc thanh toán, mua sắm, chuyền tiền trở nên dễ dàng mà không cần đến ngân hàng

Chị Lê Thuỳ Dung - phường Hưng Dũng (TP. Vinh) cho biết, hiện nay chị có tới 5 loại thẻ ngân hàng trong ví nhưng chỉ dùng duy nhất 1 thẻ ATM để rút tiền lương. Bốn loại thẻ còn lại hầu như không sử dụng, chủ yếu là do thói quen thanh toán bằng tiền mặt.

Trường hợp của chị Dung không phải là hiếm thấy. Nhiều người dân cũng cho biết, họ nhận được rất nhiều lời đề nghị làm thẻ ngân hàng với những tiện ích thuận lợi nhưng sau khi thẻ làm xong thì hầu như không sử dụng đến.

Còn đối với chị Nguyễn Bích Huệ - phường Vinh Tân (TP. Vinh) chia sẻ: "Với việc mở thẻ ngân hàng, tôi có thể mua hàng online hoặc có thể mua vé tàu, vé máy bay rất tiện ích. Vào hai ngày cuối tuần ngân hàng không làm việc, có thể chuyển khoản mà không cần sử dụng tiền mặt". Do công việc bận rộn nên thay vì đến các điểm giao dịch để thanh toán tiền điện sinh hoạt, điện thoại nên chị đã chọn phương thức thanh toán qua mạng với tài khoản ngân hàng. Bởi theo chị, cách thanh toán này vừa đơn giản lại tiết kiệm thời gian.

Hiện tại, nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã hợp tác với ngân hàng phát hành thẻ đồng thương hiệu, có tính năng hoàn toàn giống thẻ ATM của ngân hàng. Nhiều cơ sở kinh doanh đã lắp đặt các điểm chấp nhận thẻ thanh toán cho khách hàng nhưng số lượng khách hàng sử dụng vẫn rất hạn chế.

Tại shop quần áo thời trang Jen, Ngư Hải - TP. Vinh, mặc dù đã chấp nhận thanh toán bằng thẻ nhưng doanh thu qua thẻ chỉ chiếm chưa đầy 2%. Chị Nguyễn Thị Ngà, chủ shop Jen mong muốn khi thanh toán khách hàng cần quẹt thẻ nhiều hơn để việc thanh toán nhanh hơn và tránh tiền giả.

Hiện tại, nhiều trung tâm mua sắm, siêu thị và các điểm kinh doanh đã thanh toán bằng thẻ tín dụng cho khách hàng nhưng việc thanh toán bằng quẹt thẻ vẫn còn hạn chế.

Từ thực tế trên cho thấy, để đạt mục tiêu đến cuối năm 2020, 70% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ cần có nhiều giải pháp quyết liệt, nhất là thay đổi thói quen cho người dân.

Hiện nay, thanh toán điện tử đang là xu hướng tiêu dùng toàn cầu. Thế nhưng ở Việt Nam giao dịch tiền mặt vẫn là chủ yếu, chiếm tới 65% tổng phương thức thanh toán. Vì vậy, để thúc đẩy thanh toán điện tử theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ thì cần có nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình, phương tiện, hệ thống thanh toán điện tử mới phát triển. Bên cạnh đó, thay đổi thói quen thanh toán bằng thẻ tín dụng cho người dân mới là điều quan trọng.

Ông Dương Mạnh Sơn - Phó Giám đốc Vietcombank Chi nhánh Vinh cho hay: Mặc dù về phía ngân hàng đã nỗ lực để đưa ra những sản phẩm dịch vụ thanh toán điện tử trên rất nhiều kênh giao dịch như ATM, Internet Banking nhưng do không có sự đồng nhất nên chưa tạo được thói quen sử dụng thanh toán điện tử cho người dân.

Ông cũng đề nghị các cơ quan liên quan cần tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về thói quen sử dụng tiền mặt và thực hiện thanh toán qua tài khoản của ngân hàng. Bên cạnh đó cần có những hành lang pháp lý, những quy định về việc hạn chế sử dụng tiền mặt của người dân một cách triệt để hơn.

Để đạt mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%, 70% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ thì cần phải có chính sách mang tính đột phá, xây dựng khung pháp lý đối với các hình thức thanh toán mới. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần áp dụng đồng bộ các công nghệ, tăng tính tiện ích cho người dùng thẻ.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?