Ngành vận tải biển lao đao vì “bão” Covid-19

Nhu cầu vận chuyển hàng hóa sụt giảm mạnh do đại dịch Covid-19 đang khiến nhiều doanh nghiệp ngành vận tải biển lao đao.    

Sản lượng hàng hóa tại Cảng Los Angeles - cảng container số một ở Mỹ, đã giảm mạnh do đại dịch Covid-19 gây ra cho toàn chuỗi cung ứng toàn cầu. Sản lượng hàng hóa trong tháng 3 đạt 449.568 TEUs, giảm 30,9% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm xuống mức thấp nhất hàng tháng kể từ tháng 02/2009. Trong quý đầu tiên của năm 2020, sản lượng tại cảng đã giảm 18,5% so với năm 2019.

Cảng Long Beach - cảng container bận rộn thứ hai ở Mỹ, cũng đã ghi nhận sụt giảm về tài chính khi số lượng các chuyến đi trống ngày càng tăng. Những lo ngại về dịch bệnh đã khiến 19 chuyến tới Cảng Long Beach bị hủy trong quý khai trương năm 2020, góp phần làm giảm 6,9% lượng hàng vận chuyển so với 3 tháng đầu năm 2019. Cảng đã xếp dỡ 517.663 TEUs vào tháng 3, giảm 6,4% so với tháng 3/2019. Sản lượng hàng nhập khẩu giảm 5%, còn 234.570 TEUs, trong xuất khẩu tăng 10,7%, lên 145.442 TEUs. Container rỗng vận chuyển ra nước ngoài giảm 21%, còn 137.652 TEUs.

nganh van tai bien lao dao vi bao covid 19
Ngành vận tải biển đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh

Bức tranh không nhiều màu sáng ở hai cảng biển được xếp vào hàng lớn nhất thế giới đang là bức tranh chung của ngành tàu biển. Theo cập nhật mới nhất từ Công ty Sea-Intelligence, ngành vận tải biển đang đối mặt với sự sụt giảm nhu cầu vận chuyển container lên tới 6,4 triệu TEU trên phạm vi toàn cầu. Số lượng các chuyến trống và bị cắt giảm các tuyến vận tải chính của các hãng tàu ngày càng tăng, tính đến ngày 11/4 đã vượt qua con số 384 chuyến, tương đương khoảng 3 triệu TEU. Theo ước tính của SeaIntelligence, việc huỷ chuyến sẽ tiếp tục diễn ra và nhu cầu vận chuyển cả năm 2020 có thể giảm tới 10% so với năm 2019.

Chung tình trạng, ngành tàu biển Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn khi nhu cầu sụt giảm mạnh. Hiện 4 ngành đóng góp cho xuất khẩu lớn của Việt Nam là điện tử, dệt may, da giày và đồ gỗ đều bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 khiến đơn hàng sụt giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp đã phải cho công nhân nghỉ việc do thiếu việc làm trầm trọng. Đơn hàng giảm khiến nhu cầu sử dụng tàu biển sụt giảm tương đương, khiến doanh thu giảm mạnh.

Theo báo cáo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), nếu tổng doanh thu trong quý I/2020 đạt 1.218,126 tỷ đồng thì tổng chi phí đã lên đến 1.604,268 tỷ đồng. Con số lỗ của Tổng công ty trong quý I lên đến 386,142 tỷ đồng.

Do lệnh phong tỏa, đóng cửa biên giới vì dịch Covid-19, cả hàng không và cảng biển của nhiều quốc gia mà tàu của Tổng công ty đang đang hoạt động (Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ…) nên các doanh nghiệp không thể thay thuyền viên. Đặc biệt, nhiều thuyền viên đã và sắp hết hạn hộ chiếu phổ thông nhưng không thể thay thế, không thể gia hạn hộ chiếu, dẫn đến tình trạng vi phạm qui định Công ước lao động hàng hải MLC- 2006 về thời hạn làm việc trên tàu, vi phạm qui định xuất nhập cảnh của Việt Nam và các quốc gia. Đến nay, đã xảy ra tình trạng thuyền viên đang trên tàu yêu cầu thay hoặc đòi về, còn thuyền viên dự trữ không chấp nhận điều động xuống tàu.

Về thị trường hàng hóa, nhìn chung có rất ít nhu cầu. Hầu như thị trường hàng rời, tổng hợp… đều đóng băng do nhu cầu tiêu thụ ít và do không thể khai thác tàu bởi lệnh phong tỏa, cách ly xã hội của các cảng biển, công xưởng sản xuất… Gần 70 tàu của các doanh nghiệp toàn Tổng công ty Vinalines, hoạt động cả nội địa và quốc tế, nhiều tàu chạy hàng khu vực xa như châu Mỹ, châu Phi… không có đơn hàng chạy về hai chiều mà chủ yếu dừng neo chờ. Tàu dầu đang bị các đối tác trả hoặc yêu cầu giảm cước. Tàu container hoạt động kém hiệu quả do cước quá thấp, cung lớn hơn cầu khiến nhiều tàu phải dừng hoạt động.

Cũng theo Tổng công ty Vinalines, hiện hầu hết các hợp đồng hàng hóa đã ký đều bị hủy bỏ, các đơn hàng đang thực hiện thì rất thiệt hại do không thể nhận, trả hàng bởi nhiều nước như Philipines, Ấn Độ… phong tỏa, cảng không có lao động. Vấn đề này làm đội chi phí rất lớn cho việc neo chờ tàu, chi phí lương thuyền viên, bảo hiểm, phí neo đậu, nhiên liệu dầu mỡ. Ngoài ra, việc duy trì đảm bảo tình trạng kỹ thuật tàu rất khó khăn do không cung cấp được phụ tùng vật tư, dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa…

Do đại dịch toàn cầu, mỗi quốc gia có qui định khác nhau, diến biến dịch biến động khó lường, đảo lộn qui luật cung cầu, ách tắc giao thương nên các doanh nghiệp không chủ động được kế hoạch khai thác tàu, chi phí hoạt động tăng đột biến, không có doanh thu. Việc đáp ứng tiền lương thuyền viên, người lao động, bảo hiểm, chi phí nhiên liệu dầu nhờn, duy trì tình trạng tàu gặp nhiều khó khăn.

Một chút khởi sắc cho ngành vận tải biển hiện tại, đó là hiện Trung Quốc đã qua đỉnh dịch, bắt đầu khôi phục sản xuất và nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, việc khôi phục hoàn toàn có lẽ sẽ mất nhiều thời gian. Do đó, tình hình kinh doanh trong quý II của các doanh nghiệp vận tải biển dự báo vẫn sẽ gặp vô vàn khó khăn.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc với PC Bình Định

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc với PC Bình Định

Chủ tịch Petrovietnam Lê Mạnh Hùng: Lợi ích của Tập đoàn là lợi ích của đất nước

Chủ tịch Petrovietnam Lê Mạnh Hùng: Lợi ích của Tập đoàn là lợi ích của đất nước

Xây dựng nhà máy nước yến và trung tâm kiểm nghiệm quy mô lớn tại TP. Hồ Chí Minh

Xây dựng nhà máy nước yến và trung tâm kiểm nghiệm quy mô lớn tại TP. Hồ Chí Minh

Những trải nghiệm sống đẳng cấp lần đầu tiên xuất hiện tại Móng Cái

Những trải nghiệm sống đẳng cấp lần đầu tiên xuất hiện tại Móng Cái

Sắp công bố Top 10 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả ngành CNTT - VT

Sắp công bố Top 10 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả ngành CNTT - VT

Than Đèo Nai-Vinacomin và Than Cọc Sáu-Vinacomin thông báo phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất

Than Đèo Nai-Vinacomin và Than Cọc Sáu-Vinacomin thông báo phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất

Tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xử lý dứt điểm Dự án TISCO 2

Tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xử lý dứt điểm Dự án TISCO 2

EVNHANOI nỗ lực vận hành, đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2024

EVNHANOI nỗ lực vận hành, đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2024

Tập đoàn SCG kinh doanh khả quan trong quý I/2024

Tập đoàn SCG kinh doanh khả quan trong quý I/2024

Họp báo Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024

Họp báo Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024

Công bố Quyết định bổ nhiệm 2  Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Công bố Quyết định bổ nhiệm 2 Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Công ty Cổ phần Than Đèo Nai - Vinacomin thông báo về việc hoán đổi cổ phiếu để thực hiện hợp nhất

Công ty Cổ phần Than Đèo Nai - Vinacomin thông báo về việc hoán đổi cổ phiếu để thực hiện hợp nhất

Bamboo Capital (BCG) chốt danh sách cổ đông để chào bán 266 triệu cổ phiếu

Bamboo Capital (BCG) chốt danh sách cổ đông để chào bán 266 triệu cổ phiếu

Petrolimex Sài Gòn đoạt giải Đặc biệt tại Chung kết hội thi cán bộ công đoàn cơ sở giỏi

Petrolimex Sài Gòn đoạt giải Đặc biệt tại Chung kết hội thi cán bộ công đoàn cơ sở giỏi

Vượt 15 triệu giờ công an toàn, NSRP tiếp tục nâng công suất lên trên 15%

Vượt 15 triệu giờ công an toàn, NSRP tiếp tục nâng công suất lên trên 15%

Thấy gì qua tỷ lệ doanh nghiệp rời khỏi thị trường những tháng đầu năm 2024?

Thấy gì qua tỷ lệ doanh nghiệp rời khỏi thị trường những tháng đầu năm 2024?

Công đoàn Xăng dầu Việt Nam kỷ niệm 30 năm ngày thành lập

Công đoàn Xăng dầu Việt Nam kỷ niệm 30 năm ngày thành lập

Xi măng Long Sơn: Xây dựng thương hiệu từ những giá trị bền vững

Xi măng Long Sơn: Xây dựng thương hiệu từ những giá trị bền vững

Saigon Co.op: Nhà bán lẻ thuần Việt lâu đời nhất Việt Nam

Saigon Co.op: Nhà bán lẻ thuần Việt lâu đời nhất Việt Nam

Hàng trăm

Hàng trăm ''chiến binh'' kinh doanh Đà Nẵng tham dự lễ kick off dự án DaNang Gold Tower

Xem thêm