Ngành mía đường Việt Nam: Cơ hội và thách thức sau bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu

Từ ngày 1/1/2020 Việt Nam sẽ chính thức bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ các nước ASEAN. Theo Bộ Công Thương, việc xóa bỏ hạn ngạch thuế quan này là theo cam kết tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Vì vậy, doanh nghiệp ngành mía đường trong nước sắp tới sẽ có rất nhiều cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng cũng sẽ gặp không ít khó khăn khi phải cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn trong khối ASEAN, đặc biệt là đường giá rẻ từ các nước sản xuất đường trong TOP đầu thế giới như Thái Lan.

Thách thức lớn đối với ngành mía đường

Theo dự báo, nguồn cung đường niên vụ 2018-2019 khoảng trên 2,2 triệu tấn (bao gồm tồn kho hơn 600 ngàn tấn, sản xuất dự kiến 1,5 triệu tấn và đường nhập khẩu năm 2018 gần 100 ngàn tấn) trong đó chưa kể lượng đường nhập lậu vào Việt Nam khoảng 500.000 ngàn tấn và đường lậu luôn bán dưới giá thị trường đường trong nước từ 1.000 đồng đến 3.000 đồng. Trong bối cảnh đó nguồn cung thế giới tiếp tục dư thừa khoàng 7 triệu tấn và giá đường liên tục giảm, dẫn đến tâm lý tiêu cực về bức tranh thị trường đường trong nước. Mức dư thừa này dự kiến sẽ kéo dài đến hết năm 2019, nên có thể giá sẽ giảm thấp nhất trong 5 năm qua.

nganh mia duong viet nam co hoi va thach thuc sau bai bo han ngach thue quan nhap khau

Có thể nói, Việt Nam là nước có chi phí sản xuất đường cao nhất so với các quốc gia sản xuất khác trên thế giới (cao hơn 45% so vơi Thái Lan và 72% so vơi Brazil). Nguyên nhân chính là do công nghệ sản xuất còn lạc hậu, chi phí sản xuất cao, diện tích sản xuất nhỏ lẻ, không cơ giới hoá (Phần lớn chi phí sản xuất chiếm tỉ lệ cao nhất là khâu công lao động chiếm hơn 60% tổng chi phí). Giá mía tại ruộng của Việt Nam dao động từ 900.000 đồng/tấn-1.200.000 đồng/tấn trong khi giá mía của Thái Lan chỉ khoảng 600.000 đồng/tấn. Chất lượng mía của Việt Nam cũng chưa cao (Việt Nam trung bình cần tới 14 tấn mía cho sản xuất 01 tấn đường, trong khi ở Thái Lan là 9 tấn) chất lượng mía nguyên liệu lẫn nhiều tạp chất. Do chỉ tập chung vào sản phẩm cốt lõi là đường, nên giải pháp giảm chi phí hiệu quả nhất cho các cơ sở sản xuất đường tại Việt Nam đó là kết hợp sản xuất các các sản phẩm phụ khác như: điện sinh khối, mật rỉ, cồn, …Các sản phẩm này gián tiếp sẽ làm giảm giá thành và chi phí sản xuất, tuy nhiên hoạt động này tại Việt Nam còn rất hạn chế.

Bên cạnh mối lo ngại về chi phí sản xuất, việc tìm đầu ra cho sản phẩm, tìm kiếm các kênh phân phối mới, công tác dự báo còn khá bị động (điển hình như trong năm 2018, rất nhiều nhà máy đường phía Bắc kỳ vọng vào việc xuất khẩu sang Trung Quốc, trong khi thị trường này biến động, chính sách xuất nhập khẩu của nước bạn thay đổi, thắt chặt dẫn đến việc ùn ứ một lượng lớn đường tại cửa khẩu không xuất khẩu được).

Cùng với đó, việc thu hoạch, thu mua đều bấp bênh theo thị trường, khiến cả người trồng và doanh nghiệp sản xuất đều không thể chủ động về giá cả và thị trường tiêu thụ, đường tồn kho tăng theo từng năm. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp ngành mía đường chưa thể chủ động, tự tin để thích ứng với hoàn cảnh mới, thậm chí nhiều doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục được Chính phủ kéo dài thêm thời gian bảo hộ sản xuất.

Cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh

Bên cạnh những thách thức, cũng có rất nhiều tín hiệu tích cực đối với ngành đường, đặc biệt là trong xu thế phát triển tích cực của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng đường trong nước ngày càng tăng, do mức tiêu thụ bình quân/người còn thấp, (Theo OECD, mức tiêu thụ đường của Việt Nam đạt 20,2kg/người/năm thấp hơn nhiều quốc gia khác như Thái Lan 37 kg/người/năm, Campuchia 31 kg/người/năm, Ấn Độ 22,4 kg/người/năm…), thị trường đường trong nước chắc chắn sẽ còn mở rộng trong trung và dài hạn.

Việt Nam cũng là nước tham gia nhiều hiệp định thương mại cũng mang lại nhiều thị trường xuất khẩu cho ngành đường cũng như cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm (chú trọng vào các sản phẩm có giá trị thặng dư cao). Một ví dụ điển hình trong năm 2018, tập đoàn Thành Thành Công đã xuất khẩu được mật rỉ sang thị trường Úc, và xuất khẩu đường Oganic sang thị trường Mỹ và Châu Âu, điều mà trước đây các doanh nghiệp trong nước chưa làm được.

Bên cạnh việc liên tục nâng cao năng lực quản lý, năng lực cạnh tranh, giảm chi phí quản lý. Những năm gần đây, Việt Nam đã và đang chứng kiến xu hướng sát nhập giữa các công ty Mía đường hoặc các công ty cùng trong chuỗi giá trị. Điển hình là Công ty cổ phần mía đường Thành Thành Công Tây Ninh nắm 100% cổ phần Công ty TNHH MTV Thành Thành Công Gia Lai; 30,54% cổ phần CTCP Đường Nước Trong và 39,23% cổ phần CTCP Mía đường Tây Ninh. Đường Biên Hoà nắm 100% cổ phần Công ty TNHH MTV Biên Hòa – Ninh Hòa; 94,51% cổ phần CTCP Đường Biên Hòa – Phan Rang và 13,08% cổ phần Đuờng Sơn Dương.

Một ví dụ điển hình khác: Vinamilk mua lại 65% cổ phần đường Khánh Hoà, THMilk mua lại nhà máy đường Tate & Tyle (Như chúng ta đã biết, đường là một trong những nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm sữa, mật rỉ và bã mía cũng là nguyên liệu được phối trộn dùng làm thức ăn cho bò sữa…)

Trong bối cảnh ngành đường Việt Nam còn nhiều bất cập về vùng nguyên liệu, tập quán canh tác….khiến giá thành sản xuất mía cao hơn so với các nước khác. Việc hội nhập với thị trường trong khu vực và thế giới là xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng là chất xúc tác để các nhà máy đường nhìn nhận lại mình, tự đổi mới, chú trọng gia tăng tỷ lệ cơ giới hoá trên đồng ruộng, liên kết chặt chẽ hơn với nông dân trồng mía thông qua việc chuyển giao kỹ thuật, giống mía, phân bón…đảm bảo giá thành thu mua, đảm bảo thu nhập cho người nông dân. Các đơn vị sản xuất cũng cần tích cực đầu tư các mảng phụ phẩm, thông qua sản phẩm đó để giảm áp lực giá thành cho sản phẩm đường.

Hiện tại, VSSA đang thúc đẩy các đơn vị sản xuất đường phát triển ngành điện sinh khối thông qua việc kiến nghị Chính phủ không phân biệt giá điện của nhà máy thuần phát điện và nhà máy đồng phát điện. Hy vọng trong tương lai gần, giá điện của nhà máy đường bán cho lưới điện quốc gia sẽ tăng giúp qua đó giảm giá thành, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm đường.

Việc chính thức bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ các nước ASEAN được đánh giá là bước đi vững chắc, tạo lập sức cạnh tranh khi mở cửa thị trường đường vào năm 2020 và sẽ đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu nguồn nguyên liệu phong phú với giá rẻ hơn, nguồn nguyên, liệu máy móc tốt hơn sản xuất trong nước. Tuy nhiên sẽ có không ít tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đường Việt Nam. Các doanh nghiệp ngành đường cần phải có sự chuẩn bị tốt để có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh doanh ngày càng khắc nghiệt, cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm nhập khẩu có giá thành rẻ.

Thạc sỹ kinh tế Nguyễn Mạnh Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động