Thứ bảy 16/11/2024 08:20

Ngăn chặn buôn lậu vật tư y tế

Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Trung Quốc cũng như nhiều nước trên thế giới khiến nhu cầu sử dụng vật tư y tế, đặc biệt là khẩu trang y tế tăng cao, dẫn đến tình trạng vận chuyển trái phép, buôn lậu các mặt hàng này gia tăng mạnh trên các tuyến biên giới.

Kể từ khi bùng phát dịch Covid-19, nhu cầu khẩu trang, găng tay cao su, máy đo thân nhiệt tăng cao và tăng nhanh, các đối tượng đã lợi dụng tình trạng khan hiếm để đẩy giá lên cao nhằm trục lợi bất chính.

Nhiều vụ vận chuyển trái phép khẩu trang, vật tư y tế qua biên giới bị bắt giữ

Tại tỉnh Lào Cai, chỉ tính trong tháng 2 các lực lượng chức năng đã thu giữ hàng trăm nghìn chiếc khẩu trang y tế, bắt giữ nhiều đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép, vi phạm nhãn mác hàng hóa. Các đối tượng thường lùng vét, thu gom vật tư y tế, khẩu trang, vận chuyển sang Hà Khẩu (Trung Quốc) bán kiếm lời. Được biết, một hộp khẩu trang loại 50 chiếc được bán với giá khoảng 650 nghìn đồng, thu lợi rất cao, vì vậy mà các đối tượng sử dụng rất nhiều thủ đoạn để hành động.

Tương tự, tại thành phố Móng Cái (Quảng Ninh), ngay đầu tháng 2, lực lượng chức năng cũng phát hiện và bắt giữ gần 50.000 chiếc khẩu trang đang trên đường vận chuyển trái phép qua biên giới. Các đối tượng khai nhận thu mua gom khẩu trang trôi nổi trên thị trường để bán kiếm lời.

Mới đây, Cục quản lý thị trường tỉnh An Giang cũng thu giữ hơn 41.000 chiếc khẩu trang y tế chuẩn bị đưa qua biên giới Campuchia tiêu thụ. Theo đó, một hộp khẩu trang bán ở Campuchia hiện có giá hơn 510.000 đồng, trong khi tại Việt Nam chỉ khoảng 160.000 đồng, do đó các đối tượng buôn lậu qua Campuchia để hưởng giá chênh lệch.

Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu khẩu trang, vật tư y tế là thường tập kết trong các kho chứa gần biên giới, lợi dụng các đường mòn, lối mở, ngõ tắt, kênh rạch chằng chịt, hoặc lợi dụng đêm tối để chở hàng qua biên giới. Trước tình hình đó, các lực lượng chức năng thuộc Ban Chỉ đạo 389 đã khẩn trương tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; trong đó tập trung nâng cao năng lực của lực lượng chuyên trách chống buôn lậu; đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại; sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ; tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các địa bàn trọng điểm, mặt hàng nhạy cảm.

Tại các tỉnh biên giới, lực lượng chức năng phối hợp siết chặt công tác tuần tra, kiểm soát, lập các phòng tuyến chống buôn lậu khẩu trang, vật tư y tế. Lực lượng hải quan và biên phòng bố trí chốt chặn ở các lối mở. Các cơ quan chức năng tại cửa khẩu giám sát chặt chẽ việc di chuyển phương tiện vận chuyển và người điều khiển phương tiện vận chuyển chuyên chở hàng hóa nhằm đảm bảo phòng ngừa các rủi ro có thể lây nhiễm dịch bệnh. Trong nội địa, lực lượng công an và quản lý thị trường cũng như chính quyền địa phương phối hợp tuần tra, kiểm soát các trục giao thông chính, các điểm tập kết trung chuyển hàng hóa nhằm phát hiện và xử lý những hành vi chứa chấp, kinh doanh, vận chuyển trái phép vật tư y tế.

Tổng cục Hải quan đã yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh biên giới nhanh chóng thành lập các Tổ công tác hỗ trợ hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, phòng ngừa dịch bệnh.
Nguyễn Mai
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn phức tạp

Quản lý thị trường Ninh Bình: Triển khai cao điểm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ

Hải Dương: Buộc tiêu hủy gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp không rõ nguồn gốc

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 1 tấn bò khô ‘4 không’ của Công ty Thực phẩm Nhật Hưng

Buôn lậu, vận chuyển hàng cấm tăng trên tuyến hàng không