Mỹ và EU bất ngờ đạt được thỏa thuận thuế quan, dấu hiệu xoa dịu xuyên Đại Tây Dương
Hai bên đã mâu thuẫn về trợ cấp máy bay và việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế trừng phạt đối với thép và nhôm của EU. Tầm quan trọng của thỏa thuận này là đã mang lại kết quả tích cực ở những lĩnh vực khác.
Theo thỏa thuận, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu 8% -12% đối với tôm hùm nhập khẩu, trong khi Mỹ sẽ giảm một nửa thuế nhập khẩu đối với một số đồ thủy tinh, gốm sứ, bật lửa dùng một lần và đồ ăn chế biến sẵn từ EU. Để tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, các mức thuế giảm và xóa bỏ sẽ được áp dụng cho tất cả các thành viên WTO, mặc dù các sản phẩm đã được lựa chọn để tối đa hóa lợi ích chung. Toàn bộ thỏa thuận trị giá khoảng 200 triệu USD, dựa trên giá trị thương mại năm 2019. EU đã nhập khẩu khoảng 42 triệu euro tôm hùm Mỹ và xuất khẩu sang Mỹ 126 triệu euro các sản phẩm khác có liên quan. Trong thỏa thuận thuế quan vừa đạt được, Mỹ sẽ chỉ giảm một nửa chứ không phải loại bỏ thuế quan.
Trong số các mặt hàng được giảm hoặc xóa bỏ thuế, tôm hùm là mối quan tâm lớn của Tổng thống Trump, hồi tháng 6 đã đe dọa sẽ áp thuế đối với châu Âu và Trung Quốc đối với thuế tôm hùm. Các nhà lập pháp đã nhiều lần kêu gọi viện trợ cho ngành tôm hùm, hỗ trợ sinh kế của 4.500 người nuôi tôm hùm được nhà nước cấp phép và thêm 10.000 người. Các thượng nghị sĩ Mỹ cho biết thỏa thuận thuế quan đạt được với EU sẽ giúp tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà sản xuất Mỹ có doanh số bán hàng ở châu Âu giảm sau khi một thỏa thuận thương mại giữa Canada và EU loại bỏ thuế quan đối với tôm hùm Canada. Ngành tôm hùm của Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Trung Quốc áp đặt vào năm 2018 và sự sụp đổ của doanh số bán hàng cho các nhà hàng trong thời gian ngừng hoạt động liên quan đến Covid-19. Thỏa thuận sẽ vẫn cần sự chấp thuận của các chính phủ EU và Nghị viện châu Âu. Điều đó có thể diễn ra trong vòng vài tuần.
Washington đã áp thuế đối với 7,5 tỷ USD các sản phẩm của EU, bao gồm cả rượu whisky Scotland, rượu vang Pháp và pho mát châu Âu vì vụ kiện tại WTO, nước này đã thắng kiện về các khoản trợ cấp của EU dành cho hãng máy bay Airbus. Mỹ đã đe dọa tăng các mức thuế này. Tuy nhiên, Mỹ đã thực hiện những thay đổi rất khiêm tốn mới đây trong một động thái được Ủy ban châu Âu hoan nghênh như một dấu hiệu cho thấy Washington sẵn sàng giải quyết một loạt các tranh chấp thương mại với Brussels. WTO dự kiến sẽ dọn đường cho các mức thuế của châu Âu đối với các sản phẩm của Mỹ trong cuộc tranh chấp về trợ cấp cho Boeing vào mùa thu này. Theo thỏa thuận, các loại thuế quan của EU sẽ được xóa bỏ trong khoảng thời gian 5 năm và Ủy ban Châu Âu sẽ nhanh chóng bắt đầu các thủ tục nhằm mục đích thay đổi thuế quan vĩnh viễn. Mỹ sẽ giảm 50% thuế suất đối với một số sản phẩm mà EU xuất khẩu có giá trị thương mại trung bình hàng năm là 160 triệu USD. Việc cắt giảm thuế quan của Mỹ cũng sẽ được thực hiện trên cơ sở MFN và có hiệu lực từ ngày 01/8/2020.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Cao ủy Thương mại EU Phil Hogan khẳng định thỏa thuận thuế quan là một phần của việc cải thiện quan hệ Mỹ-EU, sẽ mang lại kết quả tích cực cho nền kinh tế của cả hai bên. Dự kiến gói cắt giảm thuế quan này chỉ là bước khởi đầu của tiến trình dẫn đến các thỏa thuận bổ sung nhằm tạo ra thương mại xuyên Đại Tây Dương tự do hơn, công bằng hơn và có đi có lại hơn.