Thứ sáu 22/11/2024 18:24

Một số giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện đáp ứng yêu cầu phục hồi phát triển kinh tế sau dịch bệnh Covid-19

Trong quý 3/2021, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhu cầu phụ tải điện cũng giảm sâu so với cùng kỳ năm 2020, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam. Sang tháng 10/2021, cùng với việc dịch bệnh đã được từng bước khống chế, Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, khởi động lại nền kinh tế. Điều này cũng đặt ra thách thức mới cho ngành điện trong việc đảm bảo cung cấp điện cho đời sống dân sinh và phát triển kinh tế.

Để chủ động đảm bảo cung ứng điện đầy đủ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và phòng chống bão lũ thiên tai các tháng còn lại của năm 2021, năm 2022 và các năm tiếp theo, ngày 19/10/2021, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất các giải pháp cụ thể đảm bảo cung cấp điện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và sinh hoạt của nhân dân.

Ảnh minh họa

Việc đảm bảo cung cấp điện trong năm 2022 và các năm tiếp theo được Bộ Công Thương xác định với ba nguyên tắc chính: i) Bộ Công Thương, Tập doàn Điện lực Việt Nam (EVN) tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước và sinh hoạt của nhân dân, trong mọi tình huống không để xảy ra thiếu điện; ii) Bộ Công Thương chủ trì chỉ đạo EVN, các đơn vị điện lực trên cả nước và các đơn vị liên quan bám sát tăng trưởng nhu cầu điện, tình hình khôi phục và phát triển kinh tế để cập nhật dự báo phụ tải theo các kịch bản phụ tải cơ sở, kịch bản phụ tải phát triển cao trong điều kiện bình thường và điều kiện bất lợi nhất của năm 2022 và các năm tiếp theo để chỉ đạo, điều hành; iii) EVN giữ vai trò chủ đạo, chịu trách nhiệm chính trong đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và các nhu cầu xã hội.

Căn cứ đánh giá về tình hình cung cấp điện trong thời gian tới, 5 nhóm giải pháp chính đã được Bộ Công Thương và EVN đưa ra cụ thể như sau:

Một là, thực hiện rà soát các dự án điện đang xây dựng và đưa vào vận hành trong giai đoạn 2020-2025, đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo tiến độ đã đề ra, chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng và vận hành các công trình nguồn và lưới điện. Để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân giai đoạn tới, theo dự kiến trong Dự thảo Quy hoạch điện VIII đã trình Chính phủ, đến năm 2025 cần phải đưa vào vận hành thêm khoảng hơn 28.000 MW nguồn điện mới (bao gồm cả năng lưới tái tạo và điện nhập khẩu).

Bên cạnh đó, các công trình lưới điện cũng sẽ được xây dựng và phát triển đồng bộ với hệ thống nguồn điện nhằm khai thác tối đa, hiệu quả các nguồn điện trong hệ thống, đặc biệt là các công trình lưới điện 500kV trọng điểm, các công trình giải tỏa công suất nguồn thủy điện Tây Bắc, các công trình phục vụ nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam.

Hai là, rà soát các dự án có khả năng đẩy sớm tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành để bổ sung khả năng cấp điện sớm trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Các công trình nguồn và lưới điện đã có trong quy hoạch, kế hoạch sẽ được rà soát, có giải pháp để đẩy sớm tiến độ thực hiện. Đồng thời chỉ đạo EVN nghiên cứu thêm các giải pháp nhằm vận hành an toàn hệ thống điện, nhất là trong điều kiện tỷ lệ nguồn điện năng lượng tái tạo ở mức cao.

Ba là, khẩn trương triển khai xây dựng các đường dây, trạm biến áp giải tỏa công suất các dự án hiện hữu, nhất là các công trình năng lượng tái tạo. Tất cả các công trình lưới điện đảm bảo việc giải tỏa công suất các nguồn điện đã xây dựng, trong đó có các nguồn điện từ năng lượng tái tạo sẽ được rà soát, có giải pháp để đẩy sớm tiến độ thực hiện. Mục tiêu yêu cầu không để các nguồn điện đã xây dựng bị hạn chế công suất do quá tải. Trong khi chờ Luật Điện lực sửa đổi quy định về độc quyền truyền tải, cần tăng cường thu hút đầu tư của các chủ đầu tư nhà máy điện vào các công trình đấu nối.

Bốn là đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết triển khai thực hiện nhập khẩu điện. Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết các hợp đồng nhập khẩu điện nhằm bổ sung công suất, điện năng cho khu vực phía Bắc. Các công trình lưới điện phục vụ đấu nối, nhập khẩu điện cũng sẽ được bổ sung, xây dựng phù hợp.

Năm là tiếp tục triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn vận hành. Theo đó tập trung vào các giải pháp chính như sau: Đảm bảo công tác quản lý, bảo dưỡng các tổ máy phát điện vận hành an toàn, ổn định; Vận hành an toàn hệ thống lưới điện, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc - Nam và hệ thống truyền tải điện; Bố trí lịch sửa chữa nguồn điện phù hợp, sử dụng tiết kiệm nguồn nước thủy điện, nâng cao khả dụng các nguồn điện nhất là vào cao điểm mùa khô ở miền Bắc; Đề xuất cơ chế cho chương trình điều chỉnh phụ tải điện (Demand Response).

Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar