Thứ năm 19/12/2024 22:53

Một cửa hàng điện thoại tiêu thụ 90 chiếc điện thoại giả các nhãn hiệu trong 21 ngày

Tiếp tục làm việc với ông Lê Đình Sỹ - chủ cửa hàng kinh doanh điện thoại thuộc Công ty TNHH Relex Việt Nam, Đoàn kiểm tra cho biết, cửa hàng đã tiêu thụ hết 90 chiếc điện thoại giả các nhãn hiệu Sansung, Nokia, Vertu, Oppo trong vòng 21 ngày, tính từ ngày 31/7 đến 20/8/2019.

Trước đó, lực lượng quản lý thị trường cùng các cơ quan chức năng đã phát hiện cửa hàng kinh doanh điện thoại di động số tại địa chỉ số 27 Trần Bình, Cầu Giấy, Hà Nội thuộc Công ty TNHH Relex Việt Nam do ông Lê Đình Sỹ, sinh năm 1993 làm giám đốc có dấu hiệu buôn bán các sản phẩm điện thoại làm giả các nhãn hiệu lớn.

Hàng hóa chủ yếu được giao dịch trên các trang thương mại điện tử mà Sỹ mua lại, làm giống với các trang bán hàng chính hãng nhằm khiến người tiêu dùng nhầm lẫn. Dù mới bắt đầu hoạt động được một thời gian ngắn nhưng các website đã thu hút được một lượng lớn người truy cập theo dõi và giao dịch.

Trong quá trình điều tra làm rõ vụ việc, lực lượng chức năng được biết, số tiền thu lời bất chính mà cửa hàng của Lê Đình Sỹ kiếm được trong vòng 21 ngày là trên 61.000.000 đồng.

Cụ thể, tại 11 tờ hoá đơn tự in của Kiều Phương Mobile từ ngày 31/7/2019 đến ngày 17/8/2019, đơn vị này đã bán cho Công ty TNHH Relex Việt Nam do ông Lê Đình Sỹ làm chủ các loại điện thoại như: Samsung M20: 4 chiếc; điện thoại di động M30: 2 chiếc; Samsung Note 9: 9 chiếc; Samsung S10+: 19 chiếc; Samsung A30: 3 chiếc; Samsung A50: 2 chiếc; Samsung S9: 2 chiếc; Samsung A70: 5 chiếc; Oppo F11: 13 chiếc; Oppo F5: 3 chiếc; Oppo F1S: 4 chiếc; Oppo F9: 3 chiếc; Oppo Reus: 2 chiếc; Vertu A9: 1 chiếc; Vertu V05: 20 chiếc; Vertu K7: 5 chiếc; Vertu A8: 5 chiếc; Nokia 3310: 5 chiếc; Nokia 6300: 10 chiếc; Xiaomi 3: 2 chiếc; Xiaomi 4: 01 chiếc.

Giá nhập thấp nhất của 01 chiếc điện thoại là 225.000 đồng/chiếc. Giá nhập cao nhất là 2.350.000 đồng/chiếc. Giá bán ra từ 399.000 - 2.990.000 đồng/chiếc. Như vậy, tổng số tiền mà cửa hàng thu được trong vòng 21 ngày là trên 176.000.000 đồng. Số lãi bất chính kiếm được từ số hàng trên là 61.000.000 đồng.

Ông Sỹ cho biết, đối với điện thoại nhãn hiệu Samsung A70, khi mua về, trên bao bì có tem bằng tiếng Việt Nam ghi Công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) Khu công nghiệp Yên Bình, Phổ Yên, Thái Nguyên, Việt Nam. Sản xuất tại SECT năm 2019 và trên nhãn có đóng dấu hình tròn, màu xanh, bên trong có chữ Samsung.

Về việc sử dụng các website thương mại điện tử trong việc kinh doanh hàng hoá của Công ty TNHH Relex Việt Nam, ông Lê Đình Sỹ cho biết, trong 16 website mà đơn vị kiểm tra có nêu, website hotdeal24h.com công ty mua tên miền không thành công nên chưa sử dụng được.

Trong 15 website còn lại, Công ty TNHH Relex Việt Nam đã mua lại của Công ty Cổ phần GMO-Z.com RUNSYSTEM 13 tên miền. Còn 2 tên miền còn lại do Công ty TNHH PA Việt Nam cung cấp. Giá mua tên miền 01 website rẻ nhất là 23.000 đồng, cao nhất là 750.000 đồng. Qua lời khai của ông Lê Đình Sỹ cùng với thực tế Đoàn kiểm tra đã xác minh, trong 15 website mà Công ty TNHH Relex Việt Nam mua thành công, có 4 web chưa hoạt động là: didongso.vn; didongso.net; vertuvietnam.com; vertuvietnam.site.

Trong thời gian tới, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội sẽ tiếp tục làm việc với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để làm rõ các vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của Công ty TNHH Relex Việt Nam và các chủ sở hữu nhãn hiệu Samsung, Nokia, Oppo, Vertu để xác nhận việc giả mạo nhãn hiệu (nếu có) đối với toàn bộ hàng hoá không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ đã được Công ty TNHH Relex Việt Nam kinh doanh theo hồ sơ vụ việc.

Thu Hà

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Cưỡng chế thuế Công ty CP Thương mại và Đầu tư Công nghệ Ecotech Việt Nam

Hà Nội: Nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người tử vong có 2 tiền án

Đắk Lắk: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế

Lào Cai: Công khai thông tin 7 doanh nghiệp, hợp tác xã nợ thuế trên địa bàn huyện Bắc Hà

Quảng Bình: Khởi tố 7 bị can hành vi lừa đảo trên không gian mạng

Cảnh sát giao thông Đắk Lắk phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển gần 70 kg pháo hoa nổ lậu

Thanh Hóa: Bắt 5 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán pháo nổ liên tỉnh

Thanh Hóa: Kiểm điểm trách nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Thạch Thành

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 3 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Nghệ An: Phá đường dây mua bán trái phép hơn 500 tài khoản ngân hàng để lừa đảo và rửa tiền

Vĩnh Long: Công ty Cổ phần cảng Bình Minh nợ thuế hơn 36 tỷ đồng

Đồng Tháp: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn Công ty TNHH Nguyễn Vang do nợ thuế hơn 9,6 tỷ đồng

Khởi tố đối tượng khai thác đất trái phép tại Hoà Bình

Thanh Hóa: Cưỡng chế Dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hoa

Hà Tĩnh: Ngừng sử dụng hoá đơn 3 doanh nghiệp nợ thuế tiền tỷ

Bạc Liêu: Tập đoàn Hoàng Phát bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Hải quan TP. Cần Thơ công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế

TP. Hồ Chí Minh: Sở Kế hoạch và Đầu tư ‘treo’ đơn thư kiến nghị hơn 8 tháng

Nghệ An: Ngừng sử dụng hóa đơn Chi nhánh Công ty CP Sông Đà 410 do nợ thuế hơn 4,2 tỷ đồng

Phạt Tiktoker Dưỡng Dướng Dường sau phản ánh của Báo Công Thương