Chủ nhật 24/11/2024 18:55

"Mở cửa" cho đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực y tế và giáo dục

Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) trong hai lĩnh vực giáo dục và y tế hiện nay đã rõ ràng, giúp khuyến khích đơn vị SNCL và người lao động tăng cường khai thác nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước.

Cụ thể hơn về tự chủ tài chính

Để tăng cường cơ chế tự chủ trong giáo dục đại học và y tế, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết cho phép thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập và một số bệnh viện. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trường Giang, Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính), thực tế số lượng các đơn vị tự đảm bảo chi đầu tư và chi thường xuyên trong 2 lĩnh vực này còn rất ít. Hiện nay, mới chỉ có 23 trường đại học (trên tổng số 41.801 đơn vị SNCL lĩnh vực giáo dục - đào tạo, chiếm 0,055% đơn vị) được giao là đơn vị tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017.

Hiện nay, mới chỉ có 23 trường đại học được giao là đơn vị tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư. Ảnh: Thu Dịu

Ngoài ra, có 4 bệnh viện (trên tổng số 6.160 đơn vị SNCL lĩnh vực y tế toàn quốc, chiếm 0,065% đơn vị thuộc Bộ Y tế) gồm Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện K được thí điểm cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện về chi thường xuyên và chi đầu tư theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 19/5/2019 của Chính phủ.

Đáng chú ý, theo ông Nguyễn Trường Giang, trước đây, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định nguồn tài chính của đơn vị SNCL theo hướng tổng hợp chung tất cả các nguồn lực, chưa có sự tách bạch rõ nguồn thu từ hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao (hoạt động cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước) và các hoạt động kinh doanh dịch vụ.

Kể từ ngày 15/8 (Nghị định số 60/2021/NĐ-CP chính thức có hiêụ lực), quy định về nguồn tài chính của đơn vị SNCL đã được bổ sung theo hướng tách rõ nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp (gồm thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết; thu từ cho thuê tài sản công). Trong đó, ngoài những quy định áp dụng chung, Nghị định đã quy định 1 Chương riêng về tự chủ tài chính của đơn vị SNCL trong lĩnh vực y tế - dân số; giáo dục và đào tạo; giáo dục nghề nghiệp để điều chính những nội dung mang tính đặc thù của 2 lĩnh vực này.

Đối với lĩnh vực y tế, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định đơn vị được tự chủ trong thuê các đơn vị cung cấp dịch vụ kỹ thuật y tế để đáp ứng yêu cầu chuyên môn trong trường hợp không có đủ trang thiết bị để thực hiện các dịch vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao; được quyết định mức chi phẫu thuật, thủ thuật theo khả năng tài chính của đơn vị; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tùy theo khả năng nguồn tài chính được trích lập Quỹ hỗ trợ khám, chữa bệnh để hỗ trợ cho đối tượng chính sách thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo hoặc gia đình có khó khăn về kinh tế. Đặc biệt, Nghị định đã quy định cụ thể phân bổ, giao dự toán đối với đơn vị được giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, dân số, an toàn thực phẩm thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước và phân loại mức độ tự chủ tài chính của Trung tâm y tế đa chức năng.

Còn đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cụ thể nguồn tài chính có tính chất đặc thù của lĩnh vực (như kinh phí thực hiện chính sách miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập và chính sách hỗ trợ khác cho học sinh, sinh viên; thu học phí theo quy định của pháp luật, thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ). Đồng thời, cho phép đơn vị căn cứ khả năng nguồn tài chính được thực hiện trích lập Quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên.

Khắc phục khó khăn trong lộ trình tính giá

Nghị quyết số 19-NQ/TW đã đề ra mục tiêu đến năm 2021 hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản) đối với một số lĩnh vực cơ bản như y tế, giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.

Trên cơ sở chủ trương, định hướng tại Nghị quyết 19-NQ/TW, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP đã quy định lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đến năm 2021 phải cơ bản hoàn thành (tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định, chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá).

Tuy nhiên, lãnh đạo Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp cho biết, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP cũng cho phép trường hợp do khó khăn khách quan cần xây dựng lộ trình khác thì các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính. Riêng đối với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập; giá dịch vụ giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp tại cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp công lập, trường hợp không thực hiện được lộ trình thì các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực (Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chủ trì, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính.

Đối với dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị SNCL được quyết định giá dịch vụ bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý; trường hợp dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì thực hiện theo mức giá cụ thể, khung giá do cơ quan có thẩm quyền quy định. Trường hợp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước có chênh lệch thu nhỏ hơn chi, đơn vị SNCL phải tính toán bù đắp khoản thiếu hụt bằng các nguồn kinh phí hợp pháp của đơn vị, ngân sách nhà nước không cấp bù.

haiquanonline.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm