Méo mó nghề nghiệp
Chuyện rằng, đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, khi ông là kỹ sư làm việc tại một công ty ở Pháp. Khi công ty vừa ký xong hợp đồng xây dựng một dự án lớn, giám đốc dự án mời một nhóm chuyên viên du lịch, kinh tế, luật gia, kiến trúc sư... vào phòng họp, nói: "Chúng ta sẽ làm một cuộc "bão não" (brain-storming) để tìm ý tưởng hay nhất, ấn tượng nhất, mới mẻ nhất cho dự án. Hãy để cho óc sáng tạo hoàn toàn tự do bay nhảy!".
Ảnh minh họa |
Sau 1 tiếng đồng hồ tẻ nhạt, chẳng bộ óc nào "bay nhảy", giám đốc dự án mời thêm vài người dự họp. Đó là tài xế của công ty, nổi tiếng vui vẻ, ba hoa thiên địa; cô thư ký láu táu, sống độc thân, mê du lịch; một họa sĩ lập dị.
Buổi họp trở lại với không khí khác lạ. Hòa theo sự "hồn nhiên", "tự do tư tưởng" của các nhân vật mới, mọi người phát biểu hết sức thoải mái. Ý tưởng nhiều đến độ giám đốc dự án phải nhanh chấm dứt cuộc họp để nghiên cứu, gạn lọc.
Từ cuộc họp, ông Trường nhận ra rằng, sự méo mó nghề nghiệp đã khiến các trí thức gượng gạo khi phát biểu. Họ đã phạm phải một khuyết điểm vô cùng nặng trong tư duy khi nghĩ rằng, trong nghề của mình, không ai có quyền làm lỗi, nói sai, hành động bất cẩn. Ai cũng sợ mình sai, e dè, sợ người khác chê cười.
Tán thưởng người khác chính là nghiêm khắc với bản thân. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng thừa nhận sự tài giỏi của người khác, chấp nhận khuyết điểm của bản thân. Người kiệt xuất luôn biết mình là ai, dũng cảm đối mặt với mọi lời chê bai, phản bác. Doanh nhân rất cần lòng dũng cảm đó.