Thứ sáu 29/11/2024 10:39

Lúng túng với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ

Cả nước có 48 tỉnh, thành phố đã phê duyệt đề án quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm và 15 tỉnh đang xây dựng quy hoạch. Tuy nhiên, việc tồn tại nhiều điểm giết mổ nhỏ lẻ còn rất phổ biến gây khó khăn cho công tác quản lý.

Hình thức giết mổ thủ công còn rất phổ biến.

 - Hiện nhiều điểm giết mổ nhỏ lẻ còn rải rác khắc các khu dân cư, đặc biệt là ở các khu ven đô và vùng nông thôn. Một số địa phương buông lỏng quản lý, chưa xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nên một số tư thương đã lợi dụng để giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm chết, bị mắc bệnh, không rõ nguồn gốc…. làm lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ông Hoàng Thanh Vân- Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN & PTNT)- cho biết: Việc quản lý giết mổ gia súc gia cầm cực kỳ khó khăn. Trong nước có khoảng 23 nghìn trang trại nhưng cơ sở giết mổ quy mô công nghiệp, bán công nghiệp khá ít, chủ yếu là giết mổ nhỏ lẻ thủ công, thiếu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông Nguyễn Đăng Vang- Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam- chia sẻ: Năm 2010, có 16.500 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, với chủ trương loại bỏ điểm giết mổ quy mô nhỏ nhưng đến năm 2012 con số này không những giảm đi mà còn tăng lên 28.500 cơ sở. Lý giải về vấn đề này, ông Vang cho biết, lợi nhuận từ việc giết mổ 1 con heo người giết mổ thu được cao hơn khoảng 280 lần so với người chăn nuôi, đây là nguyên nhân phát triển các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.

Hiện nay, một số tỉnh đã chú ý đến việc xây dựng một số nhà máy với dây chuyền giết mổ hiện đại. Như tại Hà Nội có khoảng 4 nhà máy đầu tư với kinh phí đầu tư rất lớn nhưng hoạt động không đủ công suất, vì mỗi ngày chỉ có 50- 300 conm trong khi dây chuyền có thể giết mổ khoảng 1.000 con nên gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Mặt khác, còn phải kể đến thói quen của người tiêu dùng chỉ thích các sản phẩm tươi sống không qua bảo quản. “Để giải được nút thắt này cần phải giải quyết được khâu tiêu thụ thịt tại các chợ bán lẻ. Việc này, giao cho UBND thực hiện, cần chỉ rõ trách nhiệm thuộc về ai”- ông Vang nhấn mạnh.

Hiện Cục Chăn nuôi đang phối hợp với Cục Thú y đề xuất với Bộ  tăng cường quản lý nhà nước về công tác giết mổ đồng thời tăng cường công tác truyền thông để người dân hướng đến việc sử dụng các sản phẩm có đóng dấu nhãn mãn, có tên biển hiệu, có truy suất nguồn gốc là các sản phẩm đã được cơ quan nhà nước chứng nhận để kích thích nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực này.

Nguyễn Hạnh

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Công ty Phú Hưng bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản ngân hàng

Điều tra, xác minh dấu hiệu vi phạm xảy ra tại Công ty TNHH Môi trường Phú Minh Vina

Thanh Hóa: Kiểm điểm tập thể, cá nhân tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thạch Thành

Đồng Tháp: 3 giám đốc Công ty Phú An, Kim Hà Nam và Mộc Điền Phát bị tạm hoãn xuất cảnh

Công an TP Thủ Dầu Một phúc đáp Báo Công Thương về xử lý đối tượng Bùi Tiến Lợi

Công an Thanh Hóa triệt phá đường dây ma túy 'khủng', bắt giữ 15 đối tượng

Lào Cai: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH 1TV Thái Thụy

Công ty Dầu khí Hải Linh Hải Phòng nợ tiền thuế hơn 208 tỷ đồng

Cần Thơ: Nhiều sai sót trong công tác đầu tư xây dựng tại quận Ô Môn

Nghệ An: Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC bị cưỡng chế thuế

Cục Thuế tỉnh Cao Bằng công khai danh sách 19 người nộp thuế nợ tiền thuế

Hải Phòng: Công ty Cổ phần Lisemco 5 bị cưỡng chế nợ thuế hơn 15 tỷ đồng

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ Công ty Viên Phát Vinh có dấu hiệu buôn lậu

Kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm