Luật Cạnh tranh Việt Nam - Cơ sở cho sự phát triển kinh tế bền vững

Sự ra đời và thực thi của Luật Cạnh tranh năm 2005 đã đánh một dấu mốc quan trọng trong quá trình Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên để thực sự có những bước đi vững chắc hội nhập với kinh tế khu vực và toàn cầu đòi hỏi Luật Cạnh tranh cần phải được nhanh chóng sửa đổi, ngày càng hoàn thiện.  
Luật Cạnh tranh Việt Nam - Cơ sở cho sự phát triển kinh tế bền vững
Ông Nguyễn Phương Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương - trao đổi về luật cạnh tranh

Hàng trăm vụ việc đã được xử lý

Tại Việt Nam, Luật Cạnh tranh được ban hành năm 2004 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2005. Nhìn lại quãng thời gian mười năm kể từ khi Luật Cạnh tranh được ban hành và thực thi, ông Phùng Văn Thành, Phó trưởng phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT), Bộ Công Thương cho biết, so với nhiều quốc gia trên thế giới, Luật Cạnh tranh của Việt Nam được ban hành chưa lâu và các cơ quan cạnh tranh (CQCT) của Việt Nam cũng còn rất non trẻ; Nhưng những kết quả đạt được trong công tác điều tra đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh của Cục QLCT kể từ khi Luật Cạnh tranh được ban hành và có hiệu lực cũng rất đáng khích lệ.

Cụ thể, trong hơn 10 năm qua, Cục QLCT đã chủ động tiến hành điều tra tiền tố tụng đối với nhiều thị trường, lĩnh vực có tính chất nhạy cảm. Đặc biệt trong giai đoạn 2010-2014, trung bình mỗi năm Cục QLCT thực hiện điều tra tiền tố tụng từ 10-12 vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh.

Tính đến nay, Cục QLCT đã tổ chức điều tra 8 vụ việc hạn chế cạnh tranh, trong đó đã chuyển 5 hồ sơ vụ việc sang Hội đồng Cạnh tranh để xử lý theo quy định của pháp luật với gần 70 doanh nghiệp bị điều tra. Ngoài ra, tính đến hết năm 2015, Cục QLCT cũng đã thụ lý 28 vụ việc thông báo tập trung kinh tế và nhiều vụ việc tham vấn khác cả trước và trong quá trình các doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế.

Hơn 10 năm thực thi các quy định về chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Cục QLCT đã tiếp nhận hơn 300 khiếu nại, tiến hành điều tra tổng số 158 vụ và ra quyết định xử phạt trong 150 vụ đã điều tra (tính đến hết năm 2015). Thông qua việc xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, Cục QLCT đã thu về ngân sách Nhà nước và án phí xử lý vụ việc đáng kể. Nếu năm 2007 tổng số tiền phạt mới chỉ là 85 triệu đồng thì đến năm 2008, số tiền phạt đã tăng gấp 10 lần và đến năm 2015 là gần 2 tỷ đồng. Cho đến nay, tổng số tiền phạt và phí xử lý vụ việc cạnh tranh đã là gần 5,5 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục QLCT đánh giá, những kết quả thực thi bước đầu đó đã giúp nâng cao ý thức của toàn cộng đồng xã hội về vai trò và tầm quan trọng của Luật Cạnh tranh, giúp định hình văn hóa cạnh tranh trong kinh doanh và giúp điều chỉnh hành vi ứng xử cho phù hợp không chỉ với cộng đồng doanh nghiệp mà cả các cơ quan Nhà nước và toàn thể xã hội. Nó cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cho bạn bè quốc tế thấy và công nhận Việt Nam đã xây dựng được chính sách minh bạch, ổn định và thống nhất. Đó chính là tiền đề cho việc xây dựng, mở cửa và đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác thương mại song phương và đa phương với nhiều quốc gia trên thế giới.

Động lực thúc đẩy cho kinh tế tư nhân

Tuy nhiên, “sau quá trình hơn 10 năm thực thi, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, một số quy định của Luật Cạnh tranh đã phát sinh những vướng mắc, bất cập. Đặc biệt là trong tình hình hiện tại đang xuất hiện ngày càng nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lạm dụng độc quyền, hành vi quảng cáo không trung thực; Hiện tượng bố trí quân xanh, quân đỏ, quân vàng trong đấu thầu, đấu giá, khuyến mại ngày càng tinh vi và phổ biến…” - ông Nam thẳng thắn nhận định

Báo cáo đánh giá pháp luật cạnh tranh sau 10 năm thực thi của Cục QLCT cũng đã đưa ra thực trạng thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh đang có nhiều vấn đề liên quan đến tính thống nhất của pháp luật và cơ chế thực thi, gây khó khăn cho các thành phần kinh tế tham gia và cả chính các cơ quan quản lý Nhà nước.

Theo PGS.TS. Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công Thương, đối tượng chính của Luật Cạnh tranh là doanh nghiệp. Một hệ thống pháp luật cạnh tranh đúng đắn cần phải phát huy được tính sáng tạo của doanh nhân, tạo điều kiện thích hợp để doanh nhân tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh trên thương trường theo đúng luật pháp của Nhà nước và quốc tế.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã là thành viên của WTO gần 10 năm và gần đây còn tham gia vào các FTA thế hệ mới, cam kết làm ăn với các cường quốc, các khu vực thị trường thuộc đẳng cấp cao trên thế giới. Như vậy, thị trường đang được mở rộng một cách tuyệt đối, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam đang phải va đập với một hệ thống rào cản phi thuế quan ngày càng dày đặc (theo thống kê năm 1995 trên thế giới có 400 quy định về hàng rào kĩ thuật thương mại (TBT), năm 2011 số lượng TBT đã tăng lên 1.500 và năm 2013 theo thông báo chính thức của WTO số lượng TBT trên thế giới đã tăng vọt lên 17.400 quy định và con số này chưa dừng lại). Điều đó chứng tỏ môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật, trong đó bao gồm Luật Cạnh tranh ngày càng chặt chẽ hoàn chỉnh đi cùng với các chính sách khích lệ doanh nhân, coi kinh tế tư nhân là động lực phát triển của nền kinh tế.

Đồng thời, trong thời gian tới “Luật Cạnh tranh cũng cần phải tăng cường hơn nữa cho các CQCT, khẳng định vai trò vị trí của CQCT đảm bảo 3 nguyên tắc là quyền lực, năng lực, chuyên trách chuyên nghiệp” - TS. Võ Trí Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh; Đó là công việc cấp bách để có thể hội nhập kinh tế quốc tế theo đúng những yêu cầu mà Việt Nam cam kết.

Tại Hội nghị đánh giá tình hình thực thi Luật Cạnh tranh Việt Nam và định hướng hoàn thiện, ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục QLCT bày tỏ hy vọng giữa năm 2018, Việt Nam sẽ xây dựng hoàn thiện được Luật Cạnh tranh tương đối hoàn chỉnh theo hướng tiệm cận với quy định pháp luật quốc tế nói chung và phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Thu Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bắc Giang: 4 tháng xử lý 8.000 trường hợp vi phạm giao thông, phạt gần 28 tỷ đồng

Bắc Giang: 4 tháng xử lý 8.000 trường hợp vi phạm giao thông, phạt gần 28 tỷ đồng

Trong 4 tháng của năm 2024, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Bắc Giang đã xử lý 7.988 trường hợp vi phạm giao thông, thu phạt gần 28 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Lừa bán 5,3ha đất, chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Đắk Lắk: Lừa bán 5,3ha đất, chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Đối tượng Ngô Văn Quyết vừa bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi lừa bán hơn 5,3ha đất, chiếm đoạt hàng tỷ đồng.
Nhiều đối tác Shopee nguy cơ vỡ nợ (bài 1): Lãi không đủ nộp thuế

Nhiều đối tác Shopee nguy cơ vỡ nợ (bài 1): Lãi không đủ nộp thuế

Nhiều cá nhân làm tiếp thị liên kết (Affiliate) với Shopee đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ vì bị truy thu thuế số tiền lớn, hơn cả lợi nhuận đạt được.
Bạc Liêu: Cưỡng chế thuế loạt doanh nghiệp nợ thuế quá hạn

Bạc Liêu: Cưỡng chế thuế loạt doanh nghiệp nợ thuế quá hạn

Ngày 27/4, Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu thông tin về việc cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản loạt doanh nghiệp nợ thuế quá hạn trên địa bàn.
Bình Dương: Vừa khởi công, chủ đầu tư dự án A&T Sky Garden đã vội

Bình Dương: Vừa khởi công, chủ đầu tư dự án A&T Sky Garden đã vội 'gặt lúa non'

Không chỉ nổi tiếng vì được duyệt pháp lý siêu tốc, chủ đầu tư dự án A&T Sky Garden (TP. Thuận An, Bình Dương) đã vội huy động vốn dù chưa đủ điều kiện.

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện một tiệm vàng

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện một tiệm vàng 'rửa' khoảng 13.000 tỷ đồng tiền 'bẩn' ra nước ngoài

Công an TP. Hồ Chí Minh xác định, chủ tiệm vàng Đức Long (quận Tân Bình) đã "rửa" khoảng 13.000 tỷ đồng tiền bẩn của đối tượng tội phạm để chuyển đi nước ngoài.
An Giang: Tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế

An Giang: Tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế

Ngày 27/4, Cục Thuế tỉnh An Giang thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với các đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt doanh nghiệp bị "đóng băng" xuất nhập khẩu vì nợ thuế

TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt doanh nghiệp bị "đóng băng" xuất nhập khẩu vì nợ thuế

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với một số doanh nghiệp do các đơn vị này có hành vi nợ thuế quá hạn.
Công an Yên Bái công bố nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong

Công an Yên Bái công bố nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong

Công an tỉnh Yên Bái thông tin nguyên nhân vụ tai nạn nghiêm trọng tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái khiến 7 người tử vong.
Giả danh nhân viên Công ty Xổ số kiến thiết Thủ đô để lừa đảo

Giả danh nhân viên Công ty Xổ số kiến thiết Thủ đô để lừa đảo

Giả danh là nhân viên công ty xổ số, cam kết cung cấp số lô, số đề chắc chắn trúng thưởng, sau đó các đối tượng sẽ yêu cầu chuyển tiền rồi chiếm đoạt.
Bắc Ninh: Vì sao huyện Lương Tài hủy bỏ phê duyệt điều chỉnh đồ án quy hoạch Cụm công nghiệp Lâm Bình?

Bắc Ninh: Vì sao huyện Lương Tài hủy bỏ phê duyệt điều chỉnh đồ án quy hoạch Cụm công nghiệp Lâm Bình?

UBND huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh vừa có Quyết định thu hồi, hủy bỏ phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp Lâm Bình.
Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị Bộ Quốc phòng khởi tố

Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị Bộ Quốc phòng khởi tố

Dự án Thành An Tower vừa bị Bộ Quốc phòng khởi tố nằm ở số 21 Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
TP. Hồ Chí Minh: Đang bị đình chỉ, Thẩm mỹ Quốc tế Lucy vẫn ngang nhiên hoạt động

TP. Hồ Chí Minh: Đang bị đình chỉ, Thẩm mỹ Quốc tế Lucy vẫn ngang nhiên hoạt động

Dù đang trong thời gian bị đình chỉ nhưng Thẩm mỹ Quốc tế Lucy (44 Hồ Hảo Hớn, quận 1, TP. Hồ Chí Minh) vẫn ngang nhiên hoạt động, thách thức pháp luật.
TP. Hồ Chí Minh: Cảnh báo về cơ sở LuxCell International Clinic làm bệnh nhân

TP. Hồ Chí Minh: Cảnh báo về cơ sở LuxCell International Clinic làm bệnh nhân ''tiền mất, tật mang''

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cảnh báo về những quảng cáo trên Facebook làm người dân “tiền mất, tật mang”, trong đó có cơ sở LuxCell International Clinic (quận 3).
Sơn La: Tạm hoãn xuất cảnh loạt giám đốc doanh nghiệp do nợ thuế

Sơn La: Tạm hoãn xuất cảnh loạt giám đốc doanh nghiệp do nợ thuế

Ngày 26/4, Cục Thuế tỉnh Sơn La thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với loạt giám đốc doanh nghiệp nợ thuế hoạt động trên địa bàn.
Hà Nội: Dự án TQ5 Gia Lâm và những câu hỏi còn bỏ lửng

Hà Nội: Dự án TQ5 Gia Lâm và những câu hỏi còn bỏ lửng

Dự án TQ5 (Gia Lâm, Hà Nội) được đấu giá vào năm 2019 từng gây xôn xao dư luận bởi giá khởi điểm được cho là khá rẻ, có thể gây thất thoát ngân sách nhà nước.
TP. Hồ Chí Minh: Điểm mặt hàng loạt thẩm mỹ, phòng khám, nha khoa vừa bị xử phạt nặng

TP. Hồ Chí Minh: Điểm mặt hàng loạt thẩm mỹ, phòng khám, nha khoa vừa bị xử phạt nặng

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa xử phạt các cơ sở như: Dr.Allen, Triệu Nha, Nanozelle, Thẩm mỹ H.A, TA, FA+, Saigon Shine, Valis Luxury 69, Mega Gangnam.
Kỷ luật hàng loạt lãnh đạo các sở, ngành tại Vĩnh Phúc

Kỷ luật hàng loạt lãnh đạo các sở, ngành tại Vĩnh Phúc

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định kỷ luật hàng loạt cán bộ các sở, ngành tỉnh Vĩnh Phúc và nguyên lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc.
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo UBND huyện Thanh Trì và Công an thành phố làm rõ thông tin hai nhà báo bị hành hung khi đang tác nghiệp.
TP. Hồ Chí Minh: Cơ sở massage gắn biển phòng khám, chữa cả bệnh tĩnh mạch

TP. Hồ Chí Minh: Cơ sở massage gắn biển phòng khám, chữa cả bệnh tĩnh mạch

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa xử phạt cơ sở massage Cheongdam-Dong (quận 7) nhưng lại gắn biển hiệu tiếng Hàn Quốc, ngang nhiên quảng cáo điều trị bệnh.
Hà Nội: Huyện thúc xã xử lý công trình vi phạm của Công ty TNHH Gỗ An Lạc

Hà Nội: Huyện thúc xã xử lý công trình vi phạm của Công ty TNHH Gỗ An Lạc

UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) vừa có văn bản thúc UBND xã Phùng Xá và các cơ quan chức năng xử lý công trình vi phạm của Công ty TNHH Gỗ An Lạc.
Vì sao Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước bị bắt?

Vì sao Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước bị bắt?

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc nhận hối lộ trong vụ Hậu "pháo".
Quyết định tạm hoãn xuất cảnh và

Quyết định tạm hoãn xuất cảnh và ''bức màn'' bí ẩn tại My Way Hạ Long

Ông Phạm Văn Cung, người vừa giữ chức Chủ tịch HĐQT, đại diện pháp luật Công ty Đầu tư và Khách sạn My Way Hạ Long chưa nổi 1 tháng, đã bị tạm hoãn xuất cảnh.
Tây Ninh: Công khai danh sách 8 đơn vị nợ hơn 24 tỷ đồng tiền thuế

Tây Ninh: Công khai danh sách 8 đơn vị nợ hơn 24 tỷ đồng tiền thuế

Cục Thuế tỉnh Tây Ninh vừa có thông báo công khai danh sách 8 người nộp thuế nợ tiền thuế đến thời điểm 31/3/2024, với số tiền hơn 24 tỷ đồng.
Đà Nẵng: Triệt phá đường dây đánh bạc 50 tỷ đồng

Đà Nẵng: Triệt phá đường dây đánh bạc 50 tỷ đồng

Công an thành phố Đà Nẵng vừa triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc qua mạng bằng hình thức cá cược thể thao với số tiền lên đến 50 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động