Thứ sáu 27/12/2024 05:55

Lừa đảo trúng thưởng qua điện thoại: Vạch trần 3 chiêu trò

Thông báo trúng thưởng qua điện thoại và mạng xã hội không phải chiêu lừa đảo mới nhưng nhiều người tiêu dùng (NTD) vẫn nhẹ dạ, cả tin, trở thành nạn nhân.
Thống kê từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD (Bộ Công Thương), tính đến tháng 6/2021, Tổng đài Tư vấn, hỗ trợ NTD 1800.6838 của Cục đã nhận được hàng trăm cuộc gọi tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ những vụ việc liên quan đến chương trình trúng thưởng của các doanh nghiệp, kênh quảng cáo trên truyền hình hoặc nhận được những tin nhắn trúng thưởng qua Facebook.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD đã liệt kê 3 chiêu thức lừa đảo phổ biến.

Thứ nhất, chiêu thức lừa đảo phổ biến nhất: Gọi điện thông báo trúng thưởng. NTD nhận được cuộc gọi của đối tượng lạ, tự xưng nhân viên của Công ty X nào đó, thông báo trúng thưởng. Để tạo lòng tin, khi gọi điện đến, các đối tượng đều tự xưng là người của cơ quan chức năng có uy tín hoặc chương trình đã được Bộ Công Thương cấp phép, thậm chí cung cấp đầy đủ tên công ty, địa chỉ, số điện thoại hotline, số zalo... Đối với hình thức này, NTD thường không tìm hiểu, kiểm chứng mà liên hệ ngay số điện thoại đã được đối tượng lạ cung cấp và làm theo hướng dẫn. Vì số tiền hoặc món hàng trúng thưởng có giá trị lớn nên khi đối tượng lạ yêu cầu NTD phải đóng vài triệu làm tiền cọc để nhận thưởng, thậm chí còn hứa hẹn khi trả thưởng sẽ trả lại số tiền cọc đó, NTD ngay lập tức mắc bẫy và nhanh chóng chuyển tiền.

Nâng cao cảnh giác với những cuộc gọi và thông tin lạ

Thứ hai, mời chào mua hàng để tiếp tục nhận mã trúng thưởng. Với hình thức này, sau khi được thông báo trúng thưởng, ngoài hình thức chuyển tiền thuế, đối tượng lừa đảo còn đưa thêm chiêu trò dụ dỗ NTD mua thêm sản phẩm để nhận thêm mã quay thưởng với lời hứa hẹn càng mua nhiều mã, càng trúng thưởng nhiều, số tiền trúng thưởng càng lớn. NTD cũng không tìm hiểu, xác minh thông tin, tiếp tục đặt mua những sản phẩm với trị giá cao từ vài triệu đến hơn chục triệu với mong muốn trúng được nhiều phần thưởng. Ở hình thức này, nhiều NTD có thể biết mình bị lừa nhưng cố theo đuổi hoặc chờ đợi, thậm chí vẫn tin và hy vọng một ngày nào đó mình sẽ nhận được phần thưởng giá trị lớn theo như hứa hẹn của đối tượng lạ. Đến khi không còn niềm tin nữa, cũng không có cách nào liên hệ lại.

Thứ ba, nhắn tin trúng thưởng qua Facebook. NTD nhận được thông báo trúng thưởng qua tin nhắn messenger của Facebook. Nhằm tạo niềm tin cho người nhận, trong tin nhắn còn thông báo, đây là tin nhắn chính xác được xác nhận từ hệ thống và đề nghị người nhận không cung cấp mã trúng thưởng cho bất kỳ ai. Để nhận được giải thưởng như thông báo, người nhận cần làm hồ sơ theo hướng dẫn, trong đó, bao gồm đầy đủ thông tin của người nhận để hoàn tất thủ tục nhận giải thưởng. Nhiều NTD khá cảnh giác cũng thử liên hệ với số điện thoại được cung cấp trên tin nhắn, nhưng sau khi nghe xong cuộc gọi lại hoàn toàn tin tưởng và thực hiện theo hướng dẫn, làm thủ tục chuyển tiền cho đối tượng lạ. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền, NTD không thể nào liên hệ được với số điện thoại này nữa và tài khoản thông báo trúng thưởng kia cũng chặn luôn facebook của NTD.

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD, tất cả các chương trình khuyến mại, trao thưởng phải được đăng ký và cấp phép tại cơ quan chức năng có thẩm quyền như Sở Công Thương địa phương hoặc Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), đặc biệt với những chương trình có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. Nếu cần xác minh thông tin, NTD có thể liên hệ với các cơ quan này để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

Để tránh sa bẫy của những đối tượng lừa đảo, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD khuyến cáo, NTD tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ. Cùng với đó, nâng cao cảnh giác với những cuộc gọi và thông tin từ đối tượng lạ cung cấp.
Tranh Anh

Tin cùng chuyên mục

Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Quản lý thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Bình: Xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025