Thứ hai 25/11/2024 04:48

Linh hoạt và tạo đột phá trong Luật PPP để đón vốn đầu tư nước ngoài

Để đáp ứng nhu cầu về việc tăng cường đầu tư để thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ công của nền kinh tế thì việc thúc đẩy tư nhân đầu tư vào hạ tầng song song với đầu tư công là rất quan trọng. Dự thảo Luật Đầu tư công theo hình thức đối tác công tư (PPP) có ý nghĩa rất lớn, tác động đến hiệu quả thu hút dòng vốn tư nhân trong tương lai, hướng đến nhà đầu tư có năng lực thực sự.    

Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong các dự án PPP

Đóng góp vào Dự thảo Luật, tại buổi tọa đàm trực tuyến “Luật PPP có đủ hấp dẫn nhà đầu tư ngoại?” diễn ra ngày 13/5, ông Antoine Logeay - Luật sư, Công ty luật Audier & Partners Vietnam, thành viên Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) - tin tưởng rằng, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong các dự án PPP. Theo ông Antoine Logeay, nhiều điểm tích cực trong Dự thảo Luật nhưng một số chỗ vẫn còn khả năng cải thiện. Theo đó, về danh mục dự án, cần có khung pháp lý cho dự án mà nhà đầu tư đề xuất. Bởi lẽ, hiện chưa có nhiều tiền lệ cho các dự án PPP ở Việt Nam, nếu Việt Nam có thể chọn một số dự án với những thành công có sức hút cho các nhà đầu tư mới sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam. Khi đó, điều quan trọng là Việt Nam phải thể hiện đây là dự án điểm thành công do nhà đầu tư đề xuất.

Một vấn đề nữa đó là khung thời gian kết thúc cấp vốn, hiện nay khá cứng nhắc. 12 tháng và 18 tháng, đây là 2 ngưỡng đang có trong trường hợp dự án do Quốc hội hoặc Thủ tướng phê chuẩn. Ông Antoine Logeay cho rằng, như vậy là quá chặt, nếu không tuân thủ thì điều gì xảy ra? Chấm dứt hợp đồng hay như thế nào? Phải làm rõ nội dung này.

Linh hoạt và tạo đột phá trong Luật PPP để đón vốn đầu tư FDI

Là người có kinh nghiệm làm việc cho nhiều dự án PPP trong 20 năm qua tại Việt Nam, Luật sư Oliver Massmann - Tổng giám đốc Công ty Luật Duane Morris Việt Nam - chia sẻ, số lượng các dự án PPP được thực hiện thành công tại Việt Nam rất hạn chế. Phải thẳng thắn điều này! Có 3 vấn đề quan trọng Chính phủ phải đối mặt và đây hoàn toàn không phải về pháp lý.

Theo đó, Việt Nam rất cần Luật PPP nhưng luật này chỉ tốt khi có ý chí chính trị để thực thi chúng. Ý chí chính trị để thực hiện dự án PPP tại Việt Nam còn thiếu. Đây là vấn đề đầu tiên. Vậy ý chí chính trị là gì? Ý chí chính trị là ý chí tập thể, đây là điều cần thiết để thực hiện, giám sát thành công các dự án PPP tại Việt Nam.

Điều mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất là hoàn tất các thủ tục tài chính. Người cho vay sẽ thực hiện thẩm định chi tiết về dự án trước khi giao tiền cho nhà đầu tư và nhà đầu tư phải xuất trình được hợp đồng PPP có thể giao dịch được. Điểm tích cực của dự thảo là bao gồm các điều khoản soạn thảo về quyền của bên cho vay và trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, điều khoản soạn thảo về bảo đảm của Chính phủ về cơ chế chia sẻ rủi ro, doanh thu phải được xem xét thêm.

Chính phủ Việt Nam có dự trữ ngoại hối rất hạn chế so với những gì chúng ta cần để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nếu một dự án báo lỗ 5 tỷ USD, Chính phủ sẽ phải trả nợ cho nhà đầu tư như thế nào? “Để đạt được mục tiêu phát triển PPP bền vững, khu vực tư nhân và Chính phủ nên tạo ra các giải pháp cùng có lợi khi chia sẻ thua lỗ và chia sẻ thua lỗ bằng nhau”, Luật sư Oliver Massmann khuyến nghị.

Cũng theo Luật sư Oliver Massmann, một trong những vấn đề về hệ thống nổi bật nhất là thủ tục hành chính rườm rà. Không có luật pháp nào liệt kê một lúc tất cả các phê duyệt mà nhà đầu tư cần có để thực hiện dự án của mình. Ngoài ra, theo Dự thảo Luật hiện nay, kế hoạch cân bằng ngoại tệ chỉ áp dụng cho các dự án do Quốc hội và Thủ tướng ban hành với mức 30%. Như vậy, chỉ có dự án năng lượng quy mô lớn mới đủ điều kiện. Chính phủ nên mở rộng phạm vi các dự án đủ điều kiện áp dụng biện pháp cân bằng ngoại tệ để thu hút nhà đầu tư tư nhân. Chính phủ phải nỗ lực để cân bằng lợi ích của họ với nhà đầu tư nước ngoài để tạo ra một môi trường phát triển PPP bền vững tại Việt Nam.

Cần những đột phá

Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – đặt câu hỏi, liệu dự luật này đã đạt được yêu cầu đột phá chưa? Nếu không đột phá về phát triển cơ sở hạ tầng, về nguồn nhân lực, về thể chế thì chúng ta không thể theo kịp các làn sóng thương mại đầu tư của thế giới hiện đại.

Chúng ta đang trong một thị trường cạnh tranh về nguồn vốn đầu tư, nếu các nước khác hệ thống luật pháp môi trường tốt hơn thì họ sẽ thu hút được các nhà đầu tư chứ không phải Việt Nam. Do đó, muốn cạnh tranh về nguồn vốn đầu tư thì Luật Xây dựng phải đạt tới những chuẩn mực tiên tiến, phải có những nỗ lực đột phá”, ông Vũ Tiến Lộc nói.

Bên cạnh đó, việc thiết kế và xây dựng hệ thống pháp luật về PPP cũng như hợp đồng cần đảm bảo các đối tác bình đẳng trước pháp luật, dù là đối tác nhà nước hay là đối tác tư nhân. Lợi ích phải đảm bảo hài hòa, rủi ro cùng chia sẻ. Nguyên tắc này phải thể hiện trong các tiêu chí cụ thể. Ông Vũ Tiến Lộc cũng đề xuất, cần phải mở rộng tham gia lĩnh vực năng lượng và lĩnh vực dịch vụ công chứ không chỉ trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Luật Đầu tư công liên quan đến những khung khổ pháp lý cho đầu tư dài hạn nên cần phải đảm bảo ổn định, nhưng có một điều rất quan trọng giữ ổn định nếu cứng thì không thể linh hoạt được nhất là trong điều kiện thế giới biến đổi và tình hình kinh tế biến đổi. Do đó, theo tôi cơ chế phải linh hoạt, như cha ông ta thường nói là lạt mềm buộc chặt, đó chính là tinh thần của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, tinh thần của pháp luật trong lĩnh vực này”, ông Vũ Tiến Lộc đề xuất và cho rằng cần phải có một đầu mối để thi hành dù nhiều cơ quan nhà nước tham gia vào trong quá trình thực hiện dự án.

Ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, hiện nay, chúng ta đã có kinh nghiệm quản lý đầu tư công nhưng quản lý đầu tư công của chúng ta đang có sự sa lầy, 30 tỷ USD tiền tươi thóc thật đang nằm trong túi của các bộ, ngành, các địa phương không thể giải ngân vì vướng mắc về thủ tục. Đừng để PPP cũng phải gặp những rắc rối về thủ tục, như vậy sẽ không thể huy động được các nguồn lực cho sự phát triển. Trong bối cảnh hiện nay - thế giới đang tái cấu trúc, Việt Nam lại có cơ hội để đón nhận dòng dịch chuyển vốn đầu tư nước ngoài - thì Luật PPP cũng phải được xây dựng với tinh thần mang tính đột phá.

Các chuyên gia cho rằng, việc thành lập quỹ riêng cho phát triển, hỗ trợ các dự án PPP là rất hữu ích nhằm đảm bảo ngân sách linh hoạt hơn, giảm rủi ro cho dự án khi vốn nhà nước không được bố trí kịp thời. Trong trường hợp không thành lập được quỹ, cần cân nhắc các biện pháp nhằm đảm bảo một ngân sách linh hoạt để khắc phục các khó khăn nêu trên.
Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư