Thứ năm 14/11/2024 05:46

Liên tiếp tịch thu bộ quần áo bảo hộ y tế, máy tạo oxy không rõ nguồn gốc

Trước tình hình số ca bệnh Covid-19 đang tăng cao tại các tỉnh, thành phố, các mặt hàng bộ quần áo chống dịch, bình oxy, máy tạo oxy… luôn được người dân quan tâm, tìm cách mua để chủ động phòng dịch tại nhà. Lợi dụng nhu cầu tăng cao, một số đối tượng đã vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng vật tư y tế không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thời gian vừa qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) liên tiếp ngăn chặn kịp thời số lượng lớn hàng hóa là vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch.

Cụ thể, ngày 22/8/2021, qua công tác nắm thông tin quản lý địa bàn, Đội QLTT số 5 - Cục QLTT tỉnh Lào Cai đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát kinh tế PC03 - Công an tỉnh Lào Cai phát hiện tại địa chỉ Lô 48, Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai có đối tượng đang tập kết hàng hóa có dấu hiệu vi phạm.

Lực lượng chức năng thực hiện kiểm tra hàng hóa

Kết quả kiểm tra phát hiện lô hàng quần áo bảo hộ thuộc mặt hàng vật tư y tế chứa trong 224 thùng carton, gồm 8.310 bộ quần áo bảo hộ màu trắng, viền xanh.

Tại thời điểm kiểm tra, đại diện chủ sở hữu lô hàng là ông Phạm Duy Khánh, sinh năm 1987, trú tại đường Nguyễn Đức Cảnh, phường Cốc Lếu, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai và ông Đỗ Văn Hoàn, sinh năm 1986, cư trú tại tổ 11 phường Lào Cai, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai không xuất trình được các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hàng hóa nêu trên. Đội QLTT số 5 đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát kinh tế PC03 - Công an tỉnh Lào Cai tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Cùng ngày, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Hưng Yên cũng phối hợp với Đội Chống buôn lậu - Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Hưng Yên tiến hành khám phương tiện là xe ô tô tải biển kiểm soát 51D-133.16 do ông Nguyễn Văn Quỳnh có địa chỉ thường trú tại: xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang điều khiển.

Lực lượng chức năng phát hiện 52 chiếc máy tạo oxy loại (1-7) lít/phút, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện trên xe vận chuyển 52 chiếc máy tạo oxy loại (1-7) lít/phút, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Lái xe không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến số hàng hóa trên.

Hiện lực lượng chức năng đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để tiến hành xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 21/8, tiếp nhận thông tin từ Tổ thương mại điện tử của Cục QLTT tỉnh Lào Cai, Đội QLTT số 5 (Cục QLTT tỉnh Lào Cai) đã phối hợp với phòng cảnh sát kinh tế kiểm tra tại khu vực đường Trần Viết Xuân - phường Lào Cai, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Lực lượng phát hiện lô hàng gồm 5 máy tạo oxy nhãn hiệu Santafell do nước ngoài sản xuất. Chủ lô hàng là ông Lê Mạnh Tuân (sinh năm 1989), trú tại tổ 27 phường Lào Cai, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Tại thời điểm kiểm tra, ông Tuân không xuất trình được các giấy tờ liên quan đến tính hợp pháp của lô hàng trên. Được biết, ông Tuân rao bán trên mạng xã hội máy này có giá trên dưới 5 triệu đồng/1 máy.

Hay chiều ngày 19/8, Đội QLTT số 1 (Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh) kiểm tra xe tải đang chuẩn bị giao hàng tại địa chỉ số 428/30 quốc lộ 1A, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh. Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trên xe có khoảng 350.000 sản phẩm vật tư y tế như máy tạo oxy, đồng hồ đo áp suất oxy, đồ bảo hộ, khẩu trang... Toàn bộ số hàng trên đều ghi chữ Trung Quốc, không có hóa đơn chứng từ mua bán, chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Qua lời khai ban đầu của người vận chuyển, số hàng trên được chở từ các tỉnh phía Bắc vào TP. Hồ Chí Minh để tiêu thụ.

Các chuyên gia của Bộ Y tế khuyến cáo, người tiêu dùng không tự ý mua các thiết bị tạo oxy để sử dụng tại nhà, đặc biệt, những máy tạo oxy được rao bán trên mạng xã hội không được quản lý, không có giấy phép được lưu hành.

Hơn nữa, việc mua, tích trữ máy thở, bình tạo oxy mà không sử dụng đến còn có thể tạo sự khan hiếm nguồn cung, khiến các cơ sở y tế, bệnh viện không thể mua được máy cho bệnh nhân cần trong trường hợp dịch có những diễn biến khó lường.

Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn phức tạp

Quản lý thị trường Ninh Bình: Triển khai cao điểm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ

Hải Dương: Buộc tiêu hủy gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp không rõ nguồn gốc

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 1 tấn bò khô ‘4 không’ của Công ty Thực phẩm Nhật Hưng

Buôn lậu, vận chuyển hàng cấm tăng trên tuyến hàng không

Quản lý thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu thu nộp ngân sách gần 5 tỷ đồng trong 10 tháng

Cục Quản lý thị trường Khánh Hòa tiêu hủy hàng chục nghìn sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Sóc Trăng: Tăng cường kiểm tra, xử lý thuốc lá điếu nhập lậu dịp cuối năm

Bắc Giang: Tạm giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc