Lan tỏa chính sách qua hô hát bài chòi

Tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước qua hô hát bài chòi là cách làm sáng tạo, biến những điều khô khan, khó hiểu thành dễ hiểu, dễ nhớ.
Về Hội An nghe hát bài chòi

Hình thức tuyên truyền hiệu quả

Sau 5 năm kể từ khi nghệ thuật bài chòi được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, loại hình nghệ thuật này đã dần trở nên quen thuộc với người dân và du khách khi đến với phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam). Ngoài ra, đây còn là “món ăn” đặc sắc trong các dịp lễ, Tết của người dân xứ Quảng.

Những năm gần đây, nghệ thuật bài chòi còn trở thành phương tiện chuyển tải các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước như: Xây dựng nông thôn mới - đô thị văn minh, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, cổ động bầu cử, phổ biến các luật hôn nhân và gia đình,phòng chống bạo lực gia đình,tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội,… đến với các tầng lớp nhân dân một cách hữu hiệu.

Lan tỏa chính sách qua hô hát bài chòi

Dùng bài chòi để tuyên truyền chính sách đã mang lại hiệu quả cao

Trong một lần tham gia đêm hội bài chòi về tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội được tổ chức ở huyện Tây Giang, chị ALăng Thị Ươi (thôn A Rớt, xã A Nông) thích thú chia sẻ:“Đêm hội bài chòi rất ý nghĩa, hô hát bài chòi nói về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện để nhân dân biết, tìm hiểu thế này tôi thấy rất vui và sinh động. Qua đó, tôi cũng hiểu khi tiết kiệm để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì về già có tiền lương hưu sẽ khỏe hơn, không lo lắng về sau”.

Là đơn vị thường xuyên áp dụng tuyên truyền chính sách thông qua bài chòi, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam cho biết, hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội qua loại hình nghệ thuật này đã thu hút được người dân tham gia, lắng nghe và tạo được hiệu ứng tích cực. Đây cũng là giải pháp đổi mới hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao chất lượng truyền thông về bảo hiểm tự nguyện. Qua hình thức này, các chính sách sẽ đến được với người dân, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển chính sách bảo hiểm xã hội nói chung và chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện nói riêng trên địa bàn tỉnh.

Mềm hoá” những điều luật khô khan

Với phương thức trình diễn linh động, bài chòi đã khơi dậy sự sáng tạo, ứng tác của mọi người khi tham gia. Làn điệu dân ca đi cùng các kịch bản vui tươi khiến người dân dễ tiếp nhận, phù hợp với trình độ dân trí, biến những điều khô khan, khó hiểu thành dễ hiểu, dễ nhớ.

Là người sáng tác nên những ca từ hô hát bài chòi tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhà biên kịch - đạo diễn Lê Công Danh vẫn còn thấy “hoang mang” với những quy định, chính sách, văn bản liên quan đến việc tuyên truyền về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Ông cho biết, bản thân phải dành gần 2 tháng nghiên cứu chính sách, làm sao để chuyển thể những con số, văn bản, quy định thành lời hô hát bài chòi sao cho gần gũi, dễ hiểu nhất. Có thể khi chuyển thể không được như những lời hô hát bài chòi một cách tự do, viết phải bám sát không làm sai lệch chính sách, quy định. “Hô hát bài chòi theo cách thông thường, theo cảm xúc không khó, nhưng hô hát mà phải đảm bảo được việc tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội mới khó” - đạo diễn Công Danh tâm sự.

Lan tỏa chính sách qua hô hát bài chòi

Chị Lê Thị Thu Sang (phường Cẩm Nam, thành phố Hội An) được xem là một trong những nghệ sĩ bài chòi giỏi tại Hội An. Với hơn 15 năm hô bài chòi, theo chị, yếu tố thu hút khách tham gia trò chơi bài chòi chính là cách diễn, người diễn viên phải dí dỏm, ứng đối trước khán giả để người nghe thích thú.

“Cái hay của bài chòi là mình có thể lồng ghép các vấn đề của đời sống xã hội vào tuyên truyền như đạo làm con, phòng tránh tệ nạn ma túy…, do đó ngoài thuộc một số bài mẫu đôi khi cũng phải sáng tạo thêm trong quá trình biểu diễn”, chị Sang nói.

Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam Nguyễn Thanh Hồng cho biết, từ những lời hô điệu hát ngọt ngào, sinh động, vui nhộn của các anh/chị Hiệu (người hô hát bài chòi ) khiến các văn bản, chủ trương, chính sách dễ đi vào lòng người. Đồng thời qua đó, góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, tình làng nghĩa xóm và củng cố tình đoàn kết trong cộng động dân cư và gia đình.

“Việc tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước dưới hình thức văn hóa, văn nghệ là cách làm sáng tạo, linh hoạt của một hình thức tuyên truyền nhằm bảo tồn văn hóa dân gian trong đời sống đương đại”, ông Nguyễn Thanh Hồng nhấn mạnh.

Hiện tỉnh Quảng Nam đã có đề án về bảo tồn và phát huy giá trị di sản bài chòi đến năm 2025, trong đó, cùng với tổ chức các hoạt động diễn xướng, đề án “Đưa nghệ thuật bài chòi vào trường học” đã được xây dựng và áp dụng tại các trường học. Việc trao truyền di sản bài chòi thật sự hiệu quả khi đưa được nghệ thuật này vào đời sống cộng đồng.
Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tập trung thực hiện mục tiêu bảo vệ di sản văn hóa

Việt Nam tập trung thực hiện mục tiêu bảo vệ di sản văn hóa

Phát động sáng tác văn học, nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”

Phát động sáng tác văn học, nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”

Kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại bảo hiểm xã hội 7 địa phương

Kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại bảo hiểm xã hội 7 địa phương

Cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách

Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách

Ngày mai (12/5) diễn ra Hội thảo Văn hoá 2024 tại tỉnh Quảng Ninh

Ngày mai (12/5) diễn ra Hội thảo Văn hoá 2024 tại tỉnh Quảng Ninh

Việt Nam - Philippines thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hoá

Việt Nam - Philippines thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hoá

Tiến hành khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích Đại Hữu tại Bình Định

Tiến hành khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích Đại Hữu tại Bình Định

Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Phát động Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 ngành văn hoá

Phát động Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 ngành văn hoá

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gấp rút triển khai đúng tiến độ

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gấp rút triển khai đúng tiến độ

Trải nghiệm “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng"

Trải nghiệm “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng"

Xem thêm