Thứ hai 23/12/2024 18:36

Làm rõ điều kiện là thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Công nghiệp quốc phòng cần làm rõ điều kiện để trở thành thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng.

Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tập trung một số nội dung quan trọng.

VCCI góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Ảnh: Mạnh Hà

Trong đó, theo VCCI, Điều 16.1 Dự thảo quy định về trình tự, thủ tục tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh của cơ sở huy động. Tuy nhiên, quy định này chưa thống nhất với pháp luật đấu thầu. Các lĩnh vực tại Điều 16.1 Dự thảo sẽ lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu, trong khi pháp luật đấu thầu (Điều 43 Luật Đấu thầu, Điều 76-78 Nghị định 24/2024/NĐ-CP) đã quy định cụ thể về quy trình chỉ định thầu. Do đó, VCCI cho rằng, cơ quan soạn thảo bỏ quy định này và áp dụng dẫn chiếu theo pháp luật đấu thầu.

Liên quan đến điều kiện chung với cơ sở huy động tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh. Điều 4 Dự thảo quy định các điều kiện chung áp dụng với cơ sở huy động tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, theo VCCI, các quy định này còn chung chung và chưa rõ ràng về: Cơ sở vật chất, nhân sự, trang thiết bị như nào là phù hợp; Yêu cầu nào về hệ thống tổ chức quản lý; Trình độ, kinh nghiệm như nào là phù hợp; Thế nào là có năng lực tài chính?.

Bởi các nội dung này thực tế đã được quy định cụ thể, chi tiết ở các điều 5 – 15 Dự thảo, đi kèm với đó yêu cầu về các hồ sơ chứng minh. Khi đó, quy định tại Điều 4 dường như là không cần thiết vì đã có các quy định chi tiết cho từng lĩnh vực. Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định này.

Cũng theo VCCI, Điều 31 Dự thảo quy định điều kiện để trở thành thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo làm rõ một số nội dung liên quan đến điều kiện “đáp ứng điều kiện tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định tại Chương II Nghị định” và điều kiện “có đủ năng lực để ký kết hợp đồng, liên doanh, liên kết”.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp quốc phòng

Tin cùng chuyên mục

Nhiều thỏa thuận hợp tác ký kết tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa 70mm lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?