Thứ hai 23/12/2024 11:31

Làm gì để phát triển bền vững đô thị biển Việt Nam thời kỳ mới?

Tại hội thảo Phát triển bền vững đô thị biển Việt Nam thời kỳ mới tổ chức tại Quảng Nam, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp để quy hoạch đô thị biển.

Tại hội thảo, Tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cùng các đại biểu, chuyên gia đã trình bày tham luận về thực trạng, tiềm năng và định hướng phát triển bền vững đô thị biển Việt Nam; Phát triển đô thị ven biển xanh và bền vững: Giải pháp từ quy hoạch; Phát triển kinh tế đô thị biển và hạ tầng đô thị biển Việt Nam; Xây dựng trung tâm tài chính đô thị biển; Phát triển thị trường bất động sản gắn với đô thị biển Việt Nam; Đô thị biển: Tầm nhìn định hướng cho tương lai…

Hội thảo “Phát triển bền vững đô thị biển Việt Nam thời kỳ mới”

Dưới góc nhìn Quy hoạch phát triển đô thị ven biển, Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định mục tiêu đến năm 2050, kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65 - 70% GDP cả nước; thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố ven biển gấp từ 1,2 lần bình quân cả nước. Đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước.

"Sự kết nối giữa kinh tế biển và chuỗi đô thị biển sẽ thúc đẩy sự hình thành các cực kinh tế mũi nhọn của mỗi quốc gia trong xu hướng tiến biển để phát triển lãnh thổ và bảo đảm an ninh quốc phòng", ông Chính nhấn mạnh.

Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính

Tuy nhiên, KTS. Trần Ngọc Chính cũng nêu lên các bất cập đối với khu vực ven biển: Quy hoạch xây dựng và công tác quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và phát triển; nhiều dự án tập trung ven biển dẫn đến thiếu không gian, cự ly cần thiết để tạo không gian công cộng dành cho cộng đồng...

“Để quy hoạch đô thị ven biển phát triển bền vững, cần phân loại dự án ưu tiên đầu tư xây dựng và có giải pháp cụ thể đối với từng nhóm dự án nhằm đảm bảo việc đầu tư xây dựng có hiệu quả, tránh lãng phí đất đai, bảo vệ môi trường và ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng...”, KTS. Trần Ngọc Chính thông tin.

Trong khi đó, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho biết quá trình phát triển đô thị biển nhất thiết phải không tạo ra sự xung đột, tránh xung đột. Đô thị biển hiện đại của Việt Nam phải là đô thị mở, đô thị cảng biển, đô thị thông minh. Với bờ biển trải dài hơn 3.260km từ Bắc vào Nam, Việt Nam có lợi thế và tiềm năng to lớn để phát triển các đô thị biển đảo đặc sắc, là trụ cột và động lực để phát triển kinh tế biển.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Đình Thiên cho rằng đô thị biển hiện đại của Việt Nam phải là đô thị mở, đô thị cảng biển, đô thị thông minh.

Cần phải có tầm nhìn và cách tiếp cận mới về đô thị biển, chức năng của đô thị biển phải được định hình rõ và đảm bảo không xảy ra xung đột. Đô thị biển phải là tọa độ hội nhập quốc gia, mở cửa và trở thành trung tâm cạnh tranh quốc tế”, PGS.TS Trần Đình Thiên đề xuất và cho rằng, để phát triển kinh tế đô thị biển và hạ tầng đô thị biển Việt Nam cần tích hợp chức năng của đô thị trên tinh thần hiện đại hóa: là đô thị cảng biển (hàng hóa hoặc du lịch); trung tâm công nghiệp thông minh; tổ hợp logictis kiểu mới. Đồng thời phải tạo tư duy, cơ chế trao quyền phải gắn với chức năng đặc thù cho các đô thị biển để tăng tính chủ động, sáng tạo. Cùng với đó động lực phát triển đô thị biển phải dựa vào các doanh nghiệp tư nhân.

Còn theo TS. Đặng Việt Dũng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, để phát triển đô thị biển bền vững cần phải xác định được mô hình phát triển đô thị biển bền vững, vừa đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế vừa bảo vệ được môi trường và an ninh quốc phòng. Cần xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn cho đô thị biển trong phân loại đô thị để tạo thuận lợi cho việc xác định vị trí, vai trò chức năng của đô thị biển, nhất là các đô thị biển được xác định trở thành đô thị động lực.

“Chúng ta cần sớm đưa khái niệm về đô thị biển vào trong quy định của pháp luật như là định nghĩa về đô thị đặc thù để từ đó hình thành mô hình phát triển đô thị biển bền vững trên cơ sở phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, xã hội, quá trình phát triển của các đô thị ven biển hiện nay (kể cả mặt tốt và mặt chưa tốt) trong nước và quốc tế, TS. Đặng Việt Dũng thông tin.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Nền tảng công nghệ bất động sản lớn tại Đông Nam Á đổi chủ

BIM Group tiếp tục dẫn đầu “Top nhà tuyển dụng yêu thích 2024” ngành bất động sản

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Cẩn trọng với chung cư mini

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

Indochina Kajima khởi công dự án văn phòng hạng A tại khu trung tâm mới phía Tây Hà Nội

Sun Group khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - thương mại trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc

Bất động sản Cần Thơ – tâm điểm chuyển dịch mới của giới đầu tư

Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp sáng tạo của ROX Group

Chuyên gia hiến kế bịt kẽ hở trong đấu giá đất

Dòng tiền bất động sản có xu hướng dịch chuyển vào Nam

Nhìn lại 30 năm thăng trầm của thị trường bất động sản Việt Nam

Hà Nội: Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Hạ Đình

Căn hộ 'chiếm sóng' bất động sản cho thuê

Quy hoạch Thủ Thiêm thúc đẩy các dự án bất động sản hạng sang tăng giá trị

Hội nghị bất động sản Việt Nam 2024: Điểm nhìn từ thị trường

Từ vụ bất thường đấu giá đất ở Sóc Sơn: Nghiêm trị nếu có chiêu trò đầu cơ, trục lợi

Lễ ký hợp đồng giữa EXIMRS và VSIP Hải Phòng - Sẵn sàng bứt phá và nâng tầm sống mới

Dự án đáng sống 2024 vinh danh Đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group Hà Nam

Thắp sáng TP. Tân Uyên tại lễ ra mắt dự án Truc Quyen Land

Nhiều yếu tố đang hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi