Thứ tư 27/11/2024 04:30
Nỗi thất vọng từ nhiều đại dự án thủy nông ở Tây Nguyên

Kỳ 2: Ngổn ngang dự án thủy lợi 4.400 tỉ đồng kéo dài 13 năm vẫn… chưa xong

Từ 2.900 tỉ đồng tăng 4.400 tỉ đồng, đây chính là con số đội vốn từ công trình dự án thủy lợi Krông Pách thượng.

Dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư ở Đắk Lắk vào năm 2009. Không chỉ có đội vốn, việc triển khai đại công trình thuỷ nông này cũng đang bộ lộ nhiều bất cập trong công tác bố trí vốn đầu tư, đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời bố trí tái định canh, định cư cho người dân.

Hồ thủy lợi Krông Pách thượng. Ảnh: Chí Dũng

Dự án đối vốn hơn 1.400 tỉ đồng

Năm 2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư hồ chứa nước Krông Pách thượng. Dự án này gồm 2 công trình là hồ chứa nước Krông Pách thượng và hồ chứa nước Ea Rót.

Địa điểm xây dựng nằm trên hai huyện Ea Kar và Krông Pắk. Vùng giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến người dân sống ở khu vực các xã thuộc 3 huyện Ea Kar, M’Đrắk và Krông Bông. Tổng mức đầu tư của đại dự án thủy nông này vào thời điểm năm 2009 là gần 2.900 tỉ đồng với nhiệm vụ cấp nước tưới 14.900ha đất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho gần 73.000 người, cắt giảm lũ cho vùng hạ du... Thời gian thực hiện dự án trong vòng 5 năm, tính từ ngày khởi công xây dựng.

Để dự án đầu tư hồ thủy lợi Krông Pách thượng về đích trong năm 2023 thì phải sớm giải quyết công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, định canh và hoàn thành các hạng mục còn lại của dự án. Ảnh: Chí Dũng

Dự án do Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 8 (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) làm chủ đầu tư công trình đầu mối và hệ thống kênh. Riêng UBND tỉnh Đắk Lắk sẽ làm nhiệm vụ quyết định chọn chủ đầu tư xử lý việc giải phóng mặt bằng, đền bù và di dân tái định cư.

Tuy nhiên, từ đó cho đến nay, việc triển khai xây dựng dự án không được "thuận buồm xuôi gió". Cụ thể, một năm sau khi được phê duyệt, vào năm 2010 dự án được khởi động thi công các tuyến đường phụ trợ, nhà ở quản lý dự án… với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011, thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, dự án phải tạm dừng vì phải cắt giảm vốn đầu tư công.

Dự án Krông Pách thượng còn nhiều ngổn ngang. Ảnh: Chí Dũng

Lúc này, chỉ có dự án hồ chứa nước Ea Rót được tiếp tục triển khai với quy mô hơn 500 tỉ đồng và đã hoàn thành vào năm 2016. Mãi đến tháng 3/2016, chủ đầu tư mới tiếp tục triển khai dự án hồ Krông Pách thượng nhưng chẳng bao lâu sau thì phải dừng lại vì thiếu vốn đền bù. Cuối 2016, chủ đầu tư đã tập trung lập hồ sơ điều chỉnh kinh phí đền bù. Đến năm 2018, dự án được bố trí đủ vốn và tái khởi động thi công trở lại.

Trao đổi về việc này, ông Lê Khắc Tuyến, Phó Giám đốc Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 8 cho hay, dự án bị tăng vốn là do nhiều các nguyên nhân như khối lượng giải phóng mặt bằng, số lượng di dân lớn, chế độ đền bù thay đổi. do đó, muốn dự án triển khai thuận lợi thì chủ đầu tư và địa phương phải phối hợp sát sao để lập dự án sát với thực tế. Sau khi lập dự án thì thực hiện việc quản lý hiện trạng chặt chẽ.

Cũng liên quan đến dự án này, đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk chia sẻ, dự án sau khi phê duyệt nhưng chậm bố trí vốn đầy đủ để triển khai ngay lập tức là một trong những nguyên nhân chính khiến cho dự án đội vốn.

Đối với dự án sau khi phê duyệt chủ trương phải trải qua nhiều bước mới tổ chức lựa chọn nhà thầu (đối với dự án nhóm A có khi mất đến 3 năm). Thậm chí, khi phê duyệt dự án lại chưa có vốn để để triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng.

"Do vậy, đến khi thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng thi công dự án thì cây trồng của người dân đã lớn hơn, giá đất cũng đã tăng lên nhiều so với lúc phê duyệt. Chỉ riêng việc này đã khiến công trình đội vốn rất nhiều, đó còn chưa kể đến việc công tác khảo sát đánh giá đền bù giải phóng mặt bằng trong bước lập chủ trương không được quan tâm mà chỉ mang tính khái toán dẫn đến có sự chênh lệch với thực tế khá nhiều khi triển khai thực tế" - đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk thông tin.

Kéo dài 13 năm vẫn còn nhiều ngổn ngang

Hiện nay, dự án thủy lợi Krông Pách Thượng được Chính phủ gia hạn đến hết năm 2023. Tuy nhiên, hiện nay, việc tổ chức đền bù, giải phóng măt bằng và triển khai thi công đang còn nhiều ngổn ngang.

Đến nay, các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho 742 hộ, diện tích 530ha với tổng số tiền hơn 570 tỉ đồng. Đã có 391 hộ nhận chi trả với số tiền 255 tỉ đồng nhưng chỉ 220 hộ di dời đến khu tái định cư. Trong khi đó, theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Đắk Lắk, đến 31/12/2022, phải hoàn thành di dời toàn bộ dân trong vùng lòng hồ.

Huyện M'Drắk là trung tâm của dự án thủy lợi Krông Pách thượng. Theo ông Nguyễn Đức Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện M’Drắk, hiện nay, toàn huyện còn khoảng 500 hộ dân chưa di dời được về khu tái định cư theo kế hoạch. Việc cưỡng chế thu hồi đất, quan trọng nhất là để đảm bảo an toàn về con người, tài sản cho người dân trong vùng lòng hồ trong mùa mưa bão. Đồng thời đảm bảo cho mọi công dân thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Các hạng mục ở hồ Krông Pách thượng. Ảnh: Chí Dũng

Cuối tháng 10/2022, huyện M’Đrắk đã ban hành quyết định tổ chức cưỡng chế 64 hộ ở dưới cao trình 483m của lòng hồ. Qua tuyên tuyền, vận động thuyết phục đã có 57/64 hộ tự nguyện chấp hành, còn lại 7 hộ UBND huyện M'Drắk đang tiếp tục vận động, nếu người dân không chấp hành thì cơ quan chức năng sẽ cường chế theo quy định.

Cùng với cưỡng chế những hộ ở vùng trũng thấp đến khu tái định cư, việc di dời toàn bộ số hộ dân còn lại trong lòng hồ đang gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Nguyễn Đức Thảo, bất cập là trong số 2 khu tái định cư cho dự án thì khu tái định số 2 tại xã Cư Bông, huyện Ea Kar, quy mô dự kiến đáp ứng cho 552 hộ lại chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng điện, đường, trường trạm cũng như đất sản xuất cho bà con. Do đó, rất khó thuyết phục người dân còn ở lại di dời ra khỏi lòng hồ.

Trao đổi về việc này, ông Võ Thành Toàn, Trưởng phòng đền bù, giải phóng mặt bằng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp, phát triển nông thông tỉnh Đắk Lắk - đại diện chủ đầu tư cho biết, các bên liên quan đang nỗ lực hoàn thiện khu tái định cư số 2.

Một số hạng mục đã được hoàn thiện ở dự án hồ chứa nước Krông Pách thượng. Ảnh: Chí Dũng

Do một số vướng mắc nên các hạng mục như điện, đường, trường, trạm, nước trong tháng 11 và 12/2022 mới có thể hoàn thiện. Đối với khu tái định canh cấp cho bà con đất lúa và đất màu, khoảng 619ha dự kiến để có thể bàn giao cho bà con là từ nay đến 30/6/2023.

"Hiện nay, cụm công trình đầu mối đã thi công hoàn thành trên 90% khối lượng; hệ thống kênh đã thi công gần 80% khối lượng (đã bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công). Nếu địa phương bàn giao toàn bộ mặt bằng lòng hồ trước 31/12/2022 thì việc thi công sẽ hoàn thành trong năm 2023" - Lê Khắc Tuyến, Phó Giám đốc Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 8 chia sẻ.

(Còn nữa)

Chí Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH 1TV Thái Thụy

Công ty Dầu khí Hải Linh Hải Phòng nợ tiền thuế hơn 208 tỷ đồng

Cần Thơ: Nhiều sai sót trong công tác đầu tư xây dựng tại quận Ô Môn

Nghệ An: Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC bị cưỡng chế thuế

Cục Thuế tỉnh Cao Bằng công khai danh sách 19 người nộp thuế nợ tiền thuế

Hải Phòng: Công ty Cổ phần Lisemco 5 bị cưỡng chế nợ thuế hơn 15 tỷ đồng

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ Công ty Viên Phát Vinh có dấu hiệu buôn lậu

Kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn