Kinh tế Hà Nội năm 2018 tiếp tục phát triển đúng hướng, tạo động lực tăng trưởng

Năm 2018, với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, năng động, sáng tạo của cấp ủy và chính quyền các cấp; sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, Kinh tế - Xã hội TP. Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đặc biệt là lĩnh vực kinh tế đang tiếp tục phát triển đúng định hướng, trở thành nguồn động lực tăng trưởng cho các giai đoạn tiếp theo.    

Cân đối lớn về kinh tế được đảm bảo, tạo nguồn động lực cho phát triển

Tổng thu NSNN trên địa bàn ước thực hiện là 238.793 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán (tăng 12,5% so với cùng kỳ). Chi ngân sách địa phương ước thực hiện năm 2018 là 87.348 tỷ đồng, đạt 91,7% dự toán. Hà Nội cũng tiếp tục thực hiện mạnh mẽ việc tái cơ cấu các khoản chi theo hướng tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triền, tỷ trọng chi thường xuyên đã giảm xuống mức 50,8% (giảm 2,3% so với năm 2017).

kinh te ha noi nam 2018 tiep tuc phat trien dung huong tao dong luc tang truong
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, tổng số vốn đầu tư xã hội đã tăng lên 10,6% (kế hoạch 10,5%-11%) ước thực hiện 340,8 nghìn tỷ đồng. Đầu tư nước ngoài ước đạt 6,5 tỷ USD, lần đầu tiên đứng đầu cả nước sau hơn 30 năm hội nhập. Hoạt động tín dụng, ngân hàng trên địa bàn cũng phát triển ổn định, đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 14,233 tỷ USD, tăng 21, 6% (KH là 7,5-8%) vượt khá xa so với tốc độ tăng nhập khẩu (8,2%) và năm trước (2017 là 9,6%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân ước tăng 4,15% - 4,30% (năm 2017 là 9,6%).

Kinh tế tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng

Năm 2018, tống sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,37% (cao hơn năm 2017 0,06%); Các ngành đều duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tăng trưởng cao nhất là ngành dịch vụ, đạt 7,23%. Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 8.23%, ngành Nông – Lâm – Thủy sản mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng giá trị gia tăng vẫn duy trì ở mức khá, đạt 3,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,03%.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2018, dự kiến tỷ trọng GRDP ngành dịch vụ và thuế sản phẩm là 67,3%. Quy mô GRDP năm 2018 ước đạt 904.460 tỷ đồng theo cách tính mới (tương đương với 39,324 tỷ USD); GRDP/người đạt 113 triệu đồng, tương đương với 4.910 USD.

Các ngành, lĩnh vực đều phát triển khá

Về sản xuất công nghiệp và tình hình cung ứng điện:

Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2018 ước tăng 7,5%, trong đó, nhóm các nghành đều tăng. Một số ngành có tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành như: sản xuất đồ uống, dệt, sản xuất trang phục, chế biến gỗ, sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy…

Tình hình cung ứng và sử dụng điện trên địa bạn ổn định, đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục phục vụ các sự kiện chính trị - ngoại giao, văn hóa – xã hội, sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của thành phố. Công tác dự phòng cung ứng điện mùa hè đặc biệt teong nhũng ngày nắng nóng cao điểm và chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn điện mùa mưa bão năm 2018 được đơn vị, địa phương quan tâm, thực hiện tốt. Các chỉ tiêu cơ bản hầu hết đều đạt kế hoạch đè ra.

Về thị trường hàng hóa và dịch vụ, các loại hình bán lẻ, du lịch:

Thị trường hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng khác, lưu thông hàng hóa được đảm bảo. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ ước đạt 2,52 triệu tỷ đồng, tăng 9,5%, trong đó tổng mức bán lẻ ước đạt 509 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9%. Việc cung ứng hàng hóa, chủ động dữ liệu hàng hóa, kiểm soát, nắm bắt chặt chẽ tình hình giá xả và tổ chức hệ thống phân phố, nhất là các khu vực nông thôn, các xã miền núi, khu công nghiệp… cũng được thực hiện tốt.

Thành phố tiếp tục khuyến khích phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ văn minh hiện đại. TP. Hà Nội cũng đã rà soát quy hoạch mạng lưới chợ, nhất là quy hoạch và đầu tư xây dựng các chợ đầu mối; ban hành kế hoạch phát triển các loại hình văn minh, hiện đại giai đoạn 2018 – 2020; rà soát quy hoạch mạng lưới bán buôn bán lẻ. Đã thu hút được một số dự án thương mại quy mô lớn, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển thương mại của thành phố.

Bên cạnh đó, việc thí điểm quản lý các của hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành cũng tạo tiền đề cho việc nhân rộng các nhóm sản phẩm khác. Du lịch của thành phố cũng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, nhất là khách du lịch quốc tế.

Về sản xuất nông nghiệp:

Mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết, nhất là bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ tháng 7/2018, diện tích ngập úng hơn 8.400ha, TP. Hà Nội đã kịp thời chỉ đạo, đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn đạt mức tăng 3,36%. Diện tích gieo trồng, chăn nuôi gia súc và diện tích nuôi trồng thủy sản, diện tích trồng rừng đều tăng.

Ngoài ra, việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và liên kết sản xuất cũng tiếp tục được khuyến khích. Các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục được hình thành, từng bước đảm bảo tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp.

Thu hút đầu tư đạt kết quả nổi bật, thu hút FDI dẫn đầu cả nước; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; công tác tháo gỡ khó khăn, khuyến khích thành lập doanh nghiệp được quan tâm.

Các cấp lãnh đạo thành phố đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án mới, đôn đốc sát sao các cơ quan chuyên môn hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện dự án; tạo môi trường đầu tư lành mạnh, bình đẳng trong tiếp cận đất đai và triển khai dự án. Các chỉ số tổng hợp về năng lực cạnh tranh và cải cách hành chính năm 2017 tiếp tục tăng hạng và giữ vị trí cao so với các tỉnh, thành phố: Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) công bố tháng 4/2018 đứng vị trí 13/63 (tăng 01 bậc); Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) đứng vị trí 2/63 (tăng 01 bậc). Thành phố cũng khuyến khích thành lập doanh nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân cũng được quan tâm chỉ đạo toàn diện.

Công tác tài chính, ngân sách được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời, đúng quy định; cơ cấu chi ngân sách dịch chuyển tích cực theo hướng tăng chi đầu tư; các chính sách tạo nguồn thu bền vững được đẩy mạnh.

Ngay từ đầu năm, Thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng thu nhập ngân sách, nhất là xử lý các khoản nợ thuế, nợ tiền sử dụng đất... Tổng thu NSNN trên địa bàn ước thực hiện là 238.793 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán (tăng 12,5% so với cùng kỳ). Tổng thu ngân sách vượt dự toán và 13/17 khu vực, khoản thu đạt và vượt dự toán được giao.

Việc chỉ đạo điều hành chi ngân sách cũng được TP. Hà Nội thực hiện đúng quy định, tiết kiệm, đáp ứng nhiệm vụ chi thường xuyên và đột xuất. Việc ban hành các chính sách phân cấp mạnh trong lĩnh vực đầu tư công (Quyết dịnh số 20/2018/QĐ-UBND ngày 28/8/2018 của UBND thành phố về việc ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư các dự án đầu tư công của thành phố Hà Nội) cũng tạo sự chủ động cho các sở, ngành và địa phương trong công tác triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng đẩy mạnh công tác sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và quản lý, mua sắm tài sản công theo đúng quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết.

Việc chỉ đạo tích cực để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thoái vốn, sắp xếp cổ phần hóa tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn cũng mang lại kết quả vô cùng ấn tượng. Đối với cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 -2020, Thành phố thực hiện cổ phần hóa 15 doanh nghiệp; đến nay đã hoàn thành phương án sử dụng các cơ sở nhà, đất sau cổ phần hóa đối với 1/15 doanh nghiệp; phê duyệt phương án sử dụng các cơ sở nhà, đất sau cổ phần hóa đối với 4/15 doanh nghiệp.

Những kết quả ấn tượng trên đã cho thấy sự nỗ lực và quyết tâm cao độ của lãn đạo UBND và nhân dân TP. Hà Nội. Trong năm 2019, Thành phố xác định cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng; tiếp tục tái cơ cấu các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; thực hiện tốt hơn nữa công tác quy hoạch, xây dựng đô thị, xây dựng nông thôn mới gắn với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế; bảo đảm an sinh xã hội, đào tạo nghề, tạo việc làm và cải thiện đời sống nhân dân; củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự an toàn xã hội… để xứng tầm với vị thế Thủ đô của đất nước

CTĐT
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Để giúp doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu, ngoài xúc tiến thương mại, Sở Công Thương Cà Mau tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, tuyên truyền về các FTA.
TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng TP. Hồ Chí Minh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang điều hành hoạt động của Tỉnh ủy Bắc Giang từ ngày 25/4.
Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Tháng 4 cao điểm nắng nóng có thời điểm lên đến 40 độ C, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện làm mát rất lớn, qua đó kéo theo hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến.
Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Một cơn giông lốc kèm theo mưa đá vừa xảy ra tại huyện Mai Sơn (Sơn La) gây thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của người dân địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ đối với nhiều vị trí chủ chốt trên địa bàn tỉnh.
Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Theo Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sắp được công bố, tỉnh này sắp tới sẽ tập trung phát triển 6 ngành công nghiệp chủ lực.
Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Hiện nay có khoảng 11.470,5 ha cây trồng các loại tại tỉnh Đắk Nông đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước tưới dẫn đến giảm năng xuất.
Nghệ An: Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng tích cực

Nghệ An: Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng tích cực

Trong những tháng đầu năm 2024, kinh tế của tỉnh Nghệ An tăng trưởng tích cực, về cả kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu ngân sách nhà nước.
Cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh: Quảng Trị chỉ đạo khẩn về công tác bàn giao mặt bằng

Cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh: Quảng Trị chỉ đạo khẩn về công tác bàn giao mặt bằng

Tỉnh Quảng Trị đã có văn bản chỉ đạo hoả tốc về việc khẩn trương hoàn thành bàn giao mặt bằng tuyến chính thuộc dự án cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh.
Thanh Hóa: Ấn định thời hạn triển khai cụm công nghiệp 156 tỷ đồng của Tổng công ty Hợp Lực

Thanh Hóa: Ấn định thời hạn triển khai cụm công nghiệp 156 tỷ đồng của Tổng công ty Hợp Lực

Sau nhiều lần điều chỉnh dự án Cụm công nghiệp phía Đông Bắc TP. Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ấn định thời hạn chót đối với tiến độ thực hiện dự án này.
Lào Cai: Sẽ không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công

Lào Cai: Sẽ không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công

Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai thông báo kết luận của Thường trực UBND tỉnh Lào Cai về công tác đầu tư và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Bạc Liêu bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Bạc Liêu bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Ông Lâm Tú Thanh, Trưởng phòng Quản lý xây dựng Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu được được điều động, bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh.
Quảng Ninh: Cảnh báo tình trạng tai nạn lao động gia tăng

Quảng Ninh: Cảnh báo tình trạng tai nạn lao động gia tăng

Thời gian vừa qua, một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận và cứu chữa nhiều trường hợp bị tai nạn lao động.
Măng Đen "hút" du khách từ du lịch trải nghiệm đặc trưng văn hoá bản địa

Măng Đen "hút" du khách từ du lịch trải nghiệm đặc trưng văn hoá bản địa

Với việc tổ chức xuyên suốt nhiều hoạt động giao lưu văn hoá, trải nghiệm thú vị, 5 ngày lễ, Măng Đen đón khoảng 50.000 lượt du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng.
Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Trong 4 tháng đầu năm, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế của Tiền Giang có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá.
Sóc Trăng: Đôn đốc tiến độ thi công hàng loạt các công trình trọng điểm

Sóc Trăng: Đôn đốc tiến độ thi công hàng loạt các công trình trọng điểm

Ngày 2/5, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đi khảo sát, đôn đốc tiến độ thi công các công trình trọng điểm.
Sóc Trăng: Nâng tầm nông nghiệp bằng đổi mới sáng tạo, hướng đến phát triển bền vững

Sóc Trăng: Nâng tầm nông nghiệp bằng đổi mới sáng tạo, hướng đến phát triển bền vững

Sóc Trăng đang nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo vào lĩnh vực nông nghiệp, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
TP. Cần Thơ: Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh trong tháng 4

TP. Cần Thơ: Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh trong tháng 4

Trong tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP. Cần Thơ đạt 11.534,8 tỷ đồng.
Bình Dương: Độc đáo nghệ thuật tạo hình từ trái cây miệt vườn

Bình Dương: Độc đáo nghệ thuật tạo hình từ trái cây miệt vườn

Những mâm ngũ quả tuyệt đẹp trong ngày hội “Tạo hình nghệ thuật” được người Bình Dương sáng tạo từ chất liệu cây trái đặc sản.
Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đón hơn 620.000 lượt khách du lịch tăng gần 50% số với cùng ký năm 2023, doanh thu ước tính hơn 668 tỷ đồng.
Đà Nẵng thu 1.336 tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5

Đà Nẵng thu 1.336 tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5

Tổng thu du lịch của thành phố Đà Nẵng trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay đạt khoảng 1.336 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Thanh Hóa đón lượng khách kỷ lục trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Thanh Hóa đón lượng khách kỷ lục trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ (27/4 đến 1/5); tỉnh Thanh Hóa đã đón khoảng trên 1,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 27,3% so với cùng kỳ 2023.
Quảng Nam đón 233.000 lượt khách, thu về 600 tỷ đồng từ du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Quảng Nam đón 233.000 lượt khách, thu về 600 tỷ đồng từ du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tỉnh Quảng Nam đón khoảng 233.000 lượt khách tham quan lưu trú và du lịch, doanh thu ước đạt 600 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động