Thứ năm 28/11/2024 16:43

Kinh tế châu Âu ảm đạm trước làn sóng Covid thứ ba

Các nhà kinh tế đang cắt giảm dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế khu vực đồng euro khi làn sóng thứ ba của Covid-19 và sự chậm trễ tiêm chủng dẫn tới các hạn chế chặt chẽ hơn ở một số quốc gia bao gồm cả Pháp, Italia và Đức.

Việc áp dụng trở lại các biện pháp ngăn chặn trên khắp châu Âu đang làm dấy lên lo ngại rằng khu vực này có thể phải chịu một mùa du lịch hè đáng thất vọng khác nếu việc tiêm phòng không đủ nhanh để cho phép các hạn chế đi lại được nới lỏng.

Pháp đã áp đặt một lệnh cấm mới trong 4 tuần ở Paris và một số khu vực khác vào tối ngày 19/3 sau khi mức độ nhiễm Covid-19 tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Italia đã công bố lệnh cấm vận mới vào Lễ Phục sinh, trong khi một số thành phố của Đức đã lùi lại việc dỡ bỏ các hạn chế chỉ mới được nới lỏng gần đây do tình trạng nhiễm dịch gia tăng mạnh. Điều này đã khiến các nhà kinh tế khu vực tư nhân, bao gồm cả những chuyên gia tại Goldman Sachs, Barclays, ING và Berenberg, cắt giảm dự báo về tăng trưởng của khu vực đồng euro - trái ngược với triển vọng sáng sủa của Mỹ và phần lớn nền kinh tế toàn cầu.

Carsten Brzeski, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vĩ mô của ING cho biết, cho đến nay, các nhà phân tích đã xây dựng các dự báo về khu vực đồng euro dựa trên các giả định về việc nới lỏng dần các biện pháp khóa cửa vào tháng 3. ING hiện dự kiến ​​nền kinh tế khu vực đồng euro sẽ giảm 1,5% trong quý đầu tiên, trước đó đã dự báo mức giảm 0,8%. Holger Schmieding, Nhà kinh tế trưởng tại Berenberg, cho biết mỗi tháng, việc đóng cửa sẽ làm giảm 0,3 điểm phần trăm tăng trưởng của khu vực đồng euro. Dự báo tăng trưởng được cắt giảm cho năm nay từ 4,4% xuống 4,1%, giả định rằng việc mở cửa trở lại là một tháng.

Ngày 22/3, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã gặp các nhà lãnh đạo khu vực để thảo luận về việc có thắt chặt các hạn chế hay không sau khi tỷ lệ nhiễm bệnh trên 100.000 người trong 7 ngày của nước này tăng lên 103,9 vào ngày 21/3. Nếu tỷ lệ duy trì trên 100 trong ba ngày liên tiếp trong một khu vực, "phanh khẩn cấp" yêu cầu quay trở lại phong tỏa.

Các thành phố Hamburg và Cologne của Đức đã thắt chặt các hạn chế. Berlin đang xem xét yêu cầu tất cả khách du lịch từ nước ngoài phải được kiểm tra virút trước khi rời đi và phải kiểm dịch khi đến. Nadia Gharbi, nhà kinh tế học tại Pictet Wealth Management, cho biết rủi ro vẫn nghiêng về phía mặt trái. Rất nhiều sẽ phụ thuộc vào khả năng của EU trong việc tăng tốc độ tiêm chủng vào tháng 4 và tháng 5. Chỉ có khoảng 12 người trên 100 người ở Liên minh châu Âu được tiêm liều vaccine Covid-19 đầu tiên, so với 37 người ở Mỹ và 43 người ở Anh. Tiến bộ về tiêm chủng ở châu Âu đã bị cản trở bởi vấn đề nguồn cung và mới đây, một số quốc gia đã tạm ngừng sử dụng vaccine Oxford / AstraZeneca.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, nguồn cung cấp vaccine sẽ tăng trong quý thứ hai, đảm bảo đang đi đúng hướng để tiêm chủng cho 70% người lớn “vào cuối mùa hè”. Các nhà kinh tế của Morgan Stanley tuần trước đã cảnh báo rằng, nếu các hạn chế tiếp tục trong vài tháng nữa, nó sẽ gây ra “một mùa hè mất mát nữa” và giảm từ 2 - 3% tổng sản phẩm quốc nội của Tây Ban Nha và Italia. Các nhà kinh tế của Barclays hiện dự kiến ​​các hạn chế di chuyển của châu Âu sẽ chỉ được dỡ bỏ vào cuối quý II, điều này sẽ làm suy yếu nhu cầu trong nước và do đó suy yếu nhập khẩu. Các nhà kinh tế này giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho năm nay là 3,9%, nhưng cắt giảm năm sau từ 5,3 xuống 4,3%.

Mặc dù nhiều nhà kinh tế tỏ ra thất vọng về triển vọng ngắn hạn đối với khu vực đồng euro, nhưng hầu hết đều tin rằng sẽ phục hồi mạnh mẽ một khi đủ số người được tiêm chủng để dỡ bỏ hầu hết các hạn chế vào cuối năm nay. Những ý kiến khác chỉ ra rằng, sự phục hồi của thương mại toàn cầu sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất tập trung vào xuất khẩu ở Đức. Erik Nielsen, Nhà kinh tế trưởng của UniCredit, cho biết khu vực đồng euro sẽ được thúc đẩy bởi sự lan tỏa tích cực từ gói kích thích 1,9 nghìn tỷ USD ở Mỹ. Động lực từ Mỹ sẽ là tích cực - và nhiều hơn là tiêu cực của việc phong tỏa trước làn sóng mới của Covid-19.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/11: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Kiev dội ATACMS vào sân bay Nga

Toàn cảnh thế giới 26/11: Nga ra cảnh báo trừng phạt, Ukraine chuẩn bị phản công

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/11: Nga dội hỏa lực dữ dội vào Zaporizhia; Ukraine phá hủy 7 xe lội nước của Nga

Chiến sự Trung Đông: Israel và Hezbollah chính thức đạt thỏa thuận ngừng bắn

Sắp diễn ra tọa đàm 'Những kết quả từ FTAP: Địa phương, doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì?'

Chiến sự Nga-Ukraine 27/11/2024: Giải pháp ngoại giao ở Ukraine vẫn còn rất xa; Tướng Ukraine nói về cuộc phản công mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/11: Nga bắt giữ chỉ huy Ukraine ở Kursk; UAV Ukraine tấn công kho dầu Nga ở Kaluga

Liên minh châu Âu mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga tăng 150% trong 3 năm

Toàn cảnh thế giới 26/11: Nga nói phương Tây 'vi phạm lằn ranh đỏ', Israel nhận 'tối hậu thư'?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/11: Nga tấn công thần tốc vào Kurakhove; Ukraine bất ngờ thất thủ ở Oskol

Nga tấn công Ukraine bằng UAV với quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2024: Nga sẵn sàng tấn công tên lửa các căn cứ Mỹ và phương Tây?

Cựu Tổng thống Nga: Bắn hạ tên lửa Oreshnik là điều không thể với châu Âu

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/11: UAV Nga ‘vây đặc trời’, thủ đô Kiev rực lửa; ‘kịch chiến’ tại Pokrovsk và Kurakhove

UAV Nga 'rợp trời', một loạt thành phố của Ukraine rung chuyển dữ dội

Ông Donald Trump nêu lý do tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, phản ứng phía Bắc Kinh ra sao?

Ông Donald Trump dự định dỡ bỏ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu LNG

Chiến sự Nga-Ukraine 26/11/2024: NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine không hiệu quả; Kiev có thể sử dụng ATACMS tự vệ

Tỷ giá USD tăng mạnh, thị trường chứng khoán 'chao đảo' sau dự kiến điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik