Không trả hồ sơ điều tra lại vụ án buôn lậu 200 triệu lít xăng
Sáng ngày 21-11, TAND tỉnh Đồng Nai tiếp tục phần tranh luận đối về tội buôn lậu đối với bị báo Đào Ngọc Viễn trong vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng.
Tại phần tranh luận, luật sư Đào Ngọc Bảo, bào chữa cho bị cáo Đào Ngọc Viễn kiến nghị HĐXX cần xem xét 2 phương án: Một là trả hồ sơ điều tra lại vụ án, hai là đề nghị HĐXX hạ khung hình phạt đối với bị cáo Viễn từ khoản 4 xuống khoản 3 điều 188 Bộ Luật hình sự.
Luật sư bào chữa trao đổi với bị cáo Đào Ngọc Viễn trong giờ giải lao |
Theo luật sư, cáo trạng bổ sung, không đưa tình tiết bị cáo Đào Ngọc Viễn ra đầu thú vào tình tiết giảm nhẹ cũng như tình tiết gia đình cha bị cáo có công với cách mạng chưa được đề cập rõ.
Theo đó vào 21giờ ngày 8-7-2021 bị cáo Viễn đã ra trình diện với công an nhưng lại không có biên bản ra đầu thú. Trong khi đó lại có biên bản bắt bị can tạm giam 17 giờ ngày 9-7 tại phường Thanh Xuân Nam có Phó công an phường ký.
Như vậy theo luật sư cần xem xét chứng cứ, bút lục có được lập đúng trình tự pháp luật hay không, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án hay không. Và sai về thời gian, địa điểm không đúng quá trình khai báo tại phiên tòa của bị cáo.
Việc mua 2 tàu biển, thuế chấp bằng 2 tàu biển thuộc tài sản Công ty Đại Dương và việc điều động tàu đi lấy hàng với tư cách cá nhân không phải phải công ty. Liên Việt Post bank không có quyền điều động tàu đã thế chấp nên đề nghị trả tài sản 2 tàu biển cho Công ty Đại Dương.
Trong khi đó, số tiền thu lợi bất chính của bị cáo 46 tỷ là chưa đúng với cách tính và chưa phù hợp với thời điểm bị khởi tố. Bởi các chuyến chở xăng lậu trong 46 tỷ chưa tính trừ đi 3 chuyến tàu cuối cùng trước khi bị cáo bị khởi tố và chưa làm rõ lượng xăng chuyển qua Campuchia.
Trên cở sở đó, việc tính lợi bất chính là từ tháng 4-2020, còn tiền chuyển từ tháng 3 trở lại là lợi nhuận từ vận chuyển xăng qua Campuchia nên phải được làm rõ.
Đồng thời luật sư cho rằng tổng số xăng vận chuyển qua biên giới, chỉ tính từng chuyến, tải trọng để tính tổng số lượng định tính không chính xác về số lượng không định lượng xác định chính xác bao nhiêu, chưa trưng cầu giám định hầm hàng, bể chứa trong các tàu thực tế chở được bao nhiêu lít xăng. Chứng cứ tại chỗ không nhiều, rất nhiều cái suy xét.
Bên cạnh đó, luật sự cho rằng chưa có chứng cứ vững chắc chứng minh bị cáo Phan Thanh Hữu bán xăng cho các đầu mối với giá giá chiết khấu 2.000 đồng/1lít. Viễn cũng không thừa nhận khai 2000 đồng/ lít, chỉ khai khoảng 1.500 đồng/1 lít.
Tại phiên tòa bị cáo Đào Ngọc Viên cho rằng bị cao được chia lợi chỉ khoảng từ 25 đến 27 tỷ đồng. Từ 15 đến 20 hàng tháng thì tiền lợi nhuận sẽ chuyển quyết toán của tháng trước nên khi bị bắt thì bị cáo chưa quyết toán tháng đó 3 chuyến cước và 3 chuyến lợi nhuận.
Bị cáo Đào Ngọc Viễn cũng cho rằng việc chở xăng lậu được xem là điều tàu trái phép chư không phải con tàu đó trái phép nên HĐXX cần xem xét trả lại tài sản. Bị cáo cũng khẳng định đã ra trình diện với công an thì đó là đầu thú nhưng lại không có biên bản đầu thú và không được đưa vào tình tiết giảm nhẹ khi bị cáo đã ra đầu thú thì đề nghị HD9XX xem xét.
Tranh luận về những lời của luật sư bào chữa cho bị cáo Đào Ngọc Viễn Viện Kiểm sát tỉnh Đồng Nai xác định đồng phạm thì trong vụ án Viện Kiểm sát chỉ áp dụng các bị cáo cầm đầu còn các bị cáo bị cáo khác thì chỉ xác định vai trò giúp sức. Tuy nhiên các bị cáo giúp sức cũng phải chịu trách nhiệm với Điều 17 Bộ luật hình sự các bị cáo nhận thực được vận chuyển xăng lậu.
Việc xăng đưa vào vùng biển của Việt Nam và đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam không có hóa đơn chứng từ cũng sẽ buộc tội các bị cáo là phạm tội buôn lậu. Mức lượng hình áp dụng với bị cáo Viễn buôn lậu trên giá trị 2.600 tỷ đồngm, thu lợi bất chính trên 46 tỷ là đúng với những chứng cứ, tài liệu điều tra vụ án. Bị cáo Viễn lại có tình tiết tăng nặng hình phạt vì vi phạm 2 lần trở lên và phạm tội có tổ chức nên mức hình phạt như trong phần luận tội là phù hợp.
“Đối với việc tính thu lợi bất chính lời mức bình quân 2.000 đồng/1 lít là đã có lợi cho các bị cáo bởi đây là giá đã tính bình quân”- Vị kiểm sát viên cho biết
Về việc bị cáo Viễn có đến trình diện nhưng không đưa vào tình tiết bị cáo ra đầu thú thì theo đại diện Viện Kiểm sát, sau khi trình diện công an đưa bị cáo về cơ quan công an làm việc thì bị cáo không khai những hành vi của mình nên chỉ xem xét ở phương diện là ra trình diện chứ không phải đầu thú.
Trong khi đó, việc luật sư và bị cáo cho rằng 2 tàu chở hàng là tài sản của Công ty Đại Dương theo Viện Kiểm sát, đây là phương tiện sử dụng trong phạm tội và phương tiện có góp vốn của Đào Ngọc Viễn nên khi phạm tội thì tịch thu xung công quỹ nhà nước là đúng với quy định của pháp luật.
Riêng về lượng hàng chuyển đi Campuchia thì trong vụ án này căn cứ lượng xăng tiêu thụ tại Việt Nam để truy tố còn xác định lượng xăng đi Campuchia thời gian nào, số lượng bao nhiêu Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tách biệt ra một vụ án khác.
Trong khi đó số tiền những chuyến cuối mà luật sư nêu chưa trừ ra để tính trừ số tiền thu lợi bất chính của bị cáo Viễn thì tại phiên tòa Viện Kiểm sát đã trích lục và khẳng định việc thanh toán số tiền các chuyến cuối đã được thực hiện với tổng số 9,5 tỷ đồng.
Do đó Viện Kiểm sát giữ nguyên quan điểm “không có cơ sở trả hồ sơ điều tra lại vụ án buôn lậu 200 triệu lít xăng” như luật sư bào chữa cho bị cáo Đào Ngọc Viễn đề nghị với HĐXX.