Thứ năm 28/11/2024 15:19

Khoảng 38% doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó vì thủ tục hành chính

Hiện doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang “kêu” gặp khó khăn tìm hiểu thông tin thủ tục hành chính và kiểm tra chuyên ngành.

Vừa qua, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổng cục Hải quan và UBND 4 tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Hải Phòng tổ chức Hội nghị đối thoại với chủ đề: “Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu tại 4 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương và Hưng Yên”.

Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp cũng như nhiều Hiệp hội đã nêu nhiều vướng mắc. Hiện có khoảng 38% doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi tìm hiểu thông tin thủ tục hành chính, lo ngại vì quy định pháp luật về thông quan hay thay đổi, 59 % doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành…

Cụ thể, khi khảo sát về thực hiện các thủ tục hải quan, các doanh nghiệp cho biết quy định thiếu nhất quán và sự phối hợp thiếu động bộ giữa các cơ quan gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ thuế; vẫn còn tình trạng thời gian kiểm tra kéo dài và nội dung kiểm tra bị chồng chéo; doanh nghiệp thường gặp trở ngại ở giai đoạn trước khi khai hải quan và ở giai đoạn khai hải quan.

Hiện có khoảng 38% doanh nghiệp đang kêu khó tiếp cận thông tin thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu

Về vấn đề quản lý và kiểm tra chuyên ngành còn nhiều bất cập, các doanh nghiệp cho biết trình tự thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn phức tạp; danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành quá nhiều; việc thực hiện kiểm tra chuyên ngành còn phiền hà; thủ tục kiểm tra chuyên ngành tuy đa số được thực hiện kiểm tra tập trung tại các cửa khẩu nhưng vẫn có trường hợp doanh nghiệp phải tới tận các Bộ ngành mới giải quyết xong việc...

Nêu ý kiến tại hội nghị, ông Lê Mạnh Cương, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội LogisticsHải Phòng cho rằng, trong thời gian qua các bộ ngành rất tích cực cải cách các thủ tục hành chính để tạo thuận lợi hoá thương mại, đặc biệt trong cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O), giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất nhập khẩu.

Tuy vậy, vẫn còn nhiều các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành và cũng có nhiều mặt hàng thuộc quản lý từ 2 bộ ngành trở lên.

Về thủ tục kiểm tra chuyên ngành, xuất nhập khẩu hiện nay chỉ có thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm theo Nghị định 15/2018/CP ngày 02/02/2018 được áp dụng hình thức quản lý rủi ro, kiểm tra giảm, kiểm tra thông thường, và kiểm tra chặt.

Trong khi đó, việc công nhận, thừa nhận chất lượng hàng hóa của nước ngoài còn rất hạn chế. Về cơ bản, kiểm tra chuyên ngành hiện nay chưa áp dụng việc công nhận lẫn nhau, thừa nhận chất lượng hàng hóa của nước ngoài, áp dụng truy xuất nguồn gốc trong kiểm tra chuyên ngành.

“Trên thực tế, doanh nghiệp khai báo thủ tục kiểm dịch thực vật cho lô hàng xuất nhập khẩu trên cổng thông tin điện tử quốc gia (VNSW). Nhưng, thông quan, cơ quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vẫn còn có công đoạn thủ công. Cụ thể, doanh nghiệp in giấy chứng nhận kiểm dịch cầm cho cơ quan hải quan xem hoặc thông báo bằng điện thoại cho công chức để làm các thao tác nghiệp vụ thông quan cho lô hàng trên hệ thống, lúc đó tờ khai mới được thông quan” ông Cương nêu ví dụ.

Còn theo Bà Lương Thu Hương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương, hoạt động xuất nhập khẩu của nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc, như việc kiểm tra chuyên ngành trong xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn chưa nhanh gọn, cập nhật thông tin chưa đồng bộ.

Đơn cử, đã nộp thuế qua online, nhưng phải chụp bản nộp cho cơ quan hải quan. Thời gian kiểm tra thông quan vẫn còn chậm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt là nông sản. Các thủ tục hành chính còn nhiều điểm chưa có sự thống nhất đồng bộ giữa các bộ ngành, cơ quan…

Các doanh nghiệp kiến nghị hải quan và các cơ quan liên quan đến giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu cần kết nối, chia sẻ dữ liệu chung về lịch sử kiểm tra hàng hóa của doanh nghiệp để giảm chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành; hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả hơn với các thủ tục xác định mã hồ sơ (mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu). Đồng thời, xây dựng cơ chế giám sát kỷ cương hành chính, công vụ và minh bạch trong xử lý cán bộ vi phạm, có các cơ chế hiệu quả để doanh nghiệp kiến nghị và khiếu nại hành vi sách nhiễu, gây phiền hà; tiếp tục cải thiện hoạt động của Cổng thông tin một cửa quốc gia…

PV
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới