Thứ ba 26/11/2024 15:58

Khám, chữa bệnh trực tuyến: "Cuộc cách mạng" xóa nhòa khoảng cách

Từ ngày 1/7 tới, các cơ sở y tế phải triển khai hệ thống đặt lịch khám, chữa bệnh trực tuyến để được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT). Nếu triển khai thành công sẽ đem lại nhiều tiện ích cho người dân và hạn chế không ít tiêu cực cho xã hội.

Tiện ích thấy rõ

Nhiều năm nay, chị Nguyễn Thị Bến (huyện Lạng Giang, Bắc Giang) đã quen với cảnh 1 - 2 tháng phải dậy từ 2, 3 giờ sáng để bắt xe xuống Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội kiểm tra bệnh đái tháo đường. Việc dậy sớm khiến chị mệt mỏi và lãng phí nhiều thời gian.

Khám, chữa bệnh trực tuyến sẽ giảm phiền hà cho người dân và nhân viên y tế

Cũng như chị Bến, chị Nguyệt (Mường Khương, Lào Cai), trừ những lúc ốm thông thường thì tự mua thuốc hoặc qua Trung tâm Y tế huyện để khám bệnh, còn ít nhất 3 tháng 1 lần, chị phải đi từ đêm hôm trước tới hôm sau mới xuống được Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương để xếp hàng kiểm tra căn bệnh giảm tiểu cầu.

Nhưng khi triển khai chương trình khám, chữa bệnh trực tuyến, những người như chị Bến, chị Nguyệt sẽ không phải “lặn lội” hàng trăm cây số mà sẽ được khám trực tuyến theo lịch đặt với bác sỹ. Riêng những ca bệnh nặng, các bác sỹ ở bệnh viện tuyến cơ sở được hội chẩn với chuyên gia tại trung tâm điều hành, để có hướng điều trị phù hợp...

Không chỉ người dân mà bác sỹ cũng rất tán đồng chủ trương này. Theo PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương - nếu hệ thống mới được triển khai, vừa giải quyết được tình trạng "cò bệnh viện" vừa bớt thủ tục hành chính thủ công.

Hệ thống khám, chữa bệnh từ xa còn giúp người dân theo dõi sức khỏe qua ứng dụng hoặc website, kết nối với bác sỹ qua hình thức gọi điện, nhắn tin… Chương trình được nhận định rất cần thiết, trong bối cảnh xu thế chuyển đổi số đang phát triển mạnh, và lĩnh vực y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân không nằm ngoài xu hướng đó. Điều này đặc biệt cần thiết ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Cần tích cực triển khai

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, việc đặt lịch khám, chữa bệnh trực tuyến sẽ có nhiều tiện ích cho người dân, nhân viên y tế và chính các bệnh viện, vì vậy, ngành y tế cần phải làm ngay. Với hệ thống này, người dân chỉ cần nhập số sổ BHYT vào hệ thống đặt lịch, lập tức hệ thống sẽ chuyển về nơi quản lý sổ BHYT, khi đó bệnh nhân sẽ được hẹn giờ đến khám, khám bác sỹ nào và phòng bệnh nào…

Đây là hệ thống toàn tuyến, sẽ giải quyết được tình trạng hiện nay là hệ thống bệnh viện nào chỉ dùng được trong bệnh viện đó. Khi bệnh nhân đến viện, bác sỹ chỉ cần mở phần mềm quản lý hồ sơ sức khoẻ điện tử và phần mềm quản lý bệnh viện thì tất cả hồ sơ sức khoẻ của bệnh nhân (đã đăng ký) có trong phần mềm này, bao gồm lịch sử khám, chữa bệnh, thậm chí kết quả chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, đơn thuốc đã có trước đó.

Những cơ sở đã triển khai đặt lịch khám, chữa bệnh trực tuyến, Bộ Y tế sẽ phối hợp để kết nối liên thông, tích hợp với hệ thống mới đang xây dựng. Hệ thống mới đang xây dựng này được cung cấp miễn phí tới các cơ sở khám, chữa bệnh. Tất cả dữ liệu do Bộ Y tế quản lý.

Trên thực tế, đặt lịch khám, chữa bệnh qua mạng không phải là vấn đề mới. Một số đơn vị, địa phương đã phát triển hệ thống này. Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), các bệnh viện đang làm rất manh mún. Hiện, tỷ lệ cơ sở y tế triển khai đặt lịch khám, chữa bệnh trực tuyến rất thấp. Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – đơn vị hàng đầu có hệ thống khám, chữa bệnh/hội chẩn trực tuyến từ xa nhưng tỷ lệ người dân đặt lịch cũng rất thấp. Bệnh nhân vẫn chọn giải pháp trực tiếp đến viện xếp hàng.

Theo lãnh đạo bệnh viện và chuyên gia công nghệ, để triển khai hệ thống khám, chữa bệnh trực tuyến còn nhiều việc phải làm, từ giải pháp kỹ thuật (làm sao cho thuận tiện, dễ sử dụng, bảo mật được thông tin…) đến truyền thông (giúp người dân hiểu và thực hiện). Song khó cũng phải làm, khi dữ liệu được đồng bộ và quản lý tập trung thì việc áp dụng sẽ trở nên thuận lợi hơn, đáp ứng được tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, tiến tới bệnh viện không sử dụng bệnh án giấy.

Khám, chữa bệnh trực tuyến được nhận định là "cuộc cách mạng" xóa nhòa khoảng cách y tế giữa các vùng miền, giữa tuyến trung ương và địa phương. Theo tính toán của ngành y tế, khám, chữa bệnh từ xa sẽ tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho người dân và giảm tải cho hệ thống y tế.
Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/11/2024: Nam Biển Đông có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết hôm nay 26/11/2024: Bắc Bộ trời chuyển rét, Trung Bộ mưa lớn

Đã tìm ra quán quân đại sứ truyền thông Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh - HUIT'S Iconic 2024

Cách đăng nhập Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm Xã hội Việt Nam bằng tài khoản VneID

Hà Nội và Cần Thơ chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Đề án 06/CP

Quảng Bình: Xe tải chở 30 con bò lao xuống vực, tài xế tử vong

Nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu qua hội thi tàu tốt, huấn luyện tàu hải đội dân quân thường trực

Từ 1/1/2025: Bảo hiểm y tế thanh toán dịch vụ ngày giường bệnh như thế nào?

Lừa đảo trực tuyến diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

Quảng Nam: Sạt lở đất làm nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công

Lễ phát động cuộc thi ‘Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến’

Hà Nội: Cháy quán bar Titan tại quận Hoàn Kiếm, nhiều người chạy lên sân thượng lánh nạn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cân nhắc tác động từ nhiều yếu tố

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Nhân sự Trung ương: Bộ Chính trị, Bộ Công Thương bổ nhiệm cán bộ chủ chốt; Quốc hội phê chuẩn nhân sự

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/11/2024: Có mưa dông và gió mạnh trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 25/11/2024: Mưa lớn cục bộ, lốc, sét gió giật mạnh từ Quảng Trị đến Phú Yên

Tối 24/11, xuất hiện khách hàng trúng độc đắc Vietlott có giá trị 'khủng'

Bắc Giang: Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025