Thứ hai 23/12/2024 22:43

Khai mạc Triển lãm quốc tế chuyên ngành dệt may - thiết bị & nguyên phụ liệu 2023

Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Dệt & May - Thiết bị & Nguyên phụ liệu 2023 là cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường.

Sáng 5/4, Bộ Công Thương, Hiệp hội Dệt may Việt Nam Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)... tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm quốc tế chuyên ngành dệt may - thiết bị & nguyên phụ liệu 2023.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh, trong thời gian qua, ngành Dệt may Việt Nam đã chứng tỏ vai trò ý nghĩa quan trọng trong giải quyết việc làm, an sinh xã hội, đóng góp nguồn ngoại tệ lớn, và khẳng định tên tuổi trong nền kinh tế xã hội của Việt Nam và thế giới. Mặc dù bị ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid và các biến động địa chính trị trên thế giới, Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu dệt may lớn thứ ba trên thế giới với giá trị xuất khẩu năm 2021 đạt trên 40,4 tỷ USD, năm 2022 đạt 44,4 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm 2021, xuất siêu 18,9 tỷ USD. Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 68 - 70 tỷ USD.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng phát biểu tại khai mạc

Ngành dệt may Việt Nam hiện đang sử dụng hơn 2 triệu lao động, xuất khẩu hơn 40 tỷ USD/năm, thu nhập trung bình của người lao động đạt khoảng 8,5 triệu đồng/người/tháng.

Ngành dệt may đóng góp vào mức tăng trưởng xuất khẩu bền vững với mức tăng trung bình từ 8 % - 15% mỗi năm, góp phần thực hiện mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại quốc tế đang có nhiều biến động hiện nay, nhu cầu hàng hóa nói chung, sản phẩm dệt may nói riêng sụt giảm nghiêm trọng, các doanh nghiệp dệt may đang gặp một số khó khăn trong việc tìm kiếm và duy trì thị trường, tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Trong bối cảnh đó, việc tổ chức Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Dệt & May - Thiết bị & Nguyên phụ liệu 2023 tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngành dệt may trong và ngoài nước gặp gỡ, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường. Đây là cơ hội tốt giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận những công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, từ đó các doanh nghiệp có cơ sở định hướng đầu tư trong thời gian tới.

Đồng thời, là dịp tốt để doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp uy tín, thúc đẩy mối quan hệ giao thương, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng dần tỷ lệ nội địa hoá, chủ động đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong và ngoài nước, đáp ứng quy tắc xuất xứ đòi hỏi của các Hiệp định Thương mại, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, góp phần vào phát triển ngành Dệt may Việt Nam, hội nhập hiệu quả hơn với khu vực và quốc tế.

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm

“Để khắc phục những khó khăn nêu trên, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tăng cường phát triển theo chiều sâu, thay vì chiều rộng, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, đặc biệt tập trung vào những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao như thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, phân phối, từng bước chuyển mình lên vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất”, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, để đạt được các mục tiêu đã đặt ra đến năm 2030 ngành Dệt May Việt Nam cần thay đổi tư duy trong tầm nhìn, chiến lược, trong đó, cần tập trung phát triển chuỗi sản xuất dệt may hoàn chỉnh quy mô lớn; đầu tư thiết bị hiện đại, tự động hóa cao; quản trị tự động theo thời gian thực, sản xuất xanh sạch, thân thiện môi trường...Đồng thời, trong tình hình kinh tế thế giới đối mặt với những nguy cơ khó lường, các doanh nghiệp dệt may cần tìm được những hướng đi phù hợp, đảm bảo công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động, đẩy lùi những khó khăn về dịch bệnh, hướng về mục tiêu lâu dài phát triển ngành theo hướng bền vững.

Các đại biểu tham quan gian hàng tại triển lãm

Theo ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) bước sang năm 2023, ngành dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức do đơn hàng sụt giảm, lãi suất tăng cao và biến động tỷ giá. Đặc biệt, câu chuyện về phát triển bền vững đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Các đối tác ngày càng khắt khe hơn trong yêu cầu truy soát nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hóa dệt may. Đây chính là bài toán lớn cho doanh nghiệp từ năm 2023.

Cũng theo ông Giang, trong bối cảnh khó khăn đó, để vượt qua thách thức các doanh nghiệp phải tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá mặt hàng và đa dạng hoá chủng loại của các nhãn hàng sản xuất tại Việt Nam. Không nên dừng lại tại một số mặt hàng truyền thống như xưa.

“Một doanh nghiệp, 1 nhà máy có 15, 20 chuyền có thể sản xuất 4,5 mặt hàng. Như vậy doanh nghiệp sẽ đỡ bị động hơn rất nhiều, lấy mặt hàng này bù đắp mặt hàng kia. Doanh nghiệp nào sớm đa dạng háo sản xuất thì đơn vị đó sẽ ổn định hơn nhiều”, ông Giang nhấn mạnh.

Song song đó, các doanh nghiệp cần xây dựng giải pháp thích ứng quy trình bền vững của thị trường dệt may toàn cầu. Trong đó, ưu tiên dùng sản phẩm tái chế. Chính vì vậy, doanh nghiệp trong nước phải luôn luôn tìm kiếm nguyên liệu, đầu tư vào con người, cơ sở vật chất để có thể đáp ứng yêu cầu trên.

Cuối cùng là xây dựng được giải pháp về nguồn lực.“Chúng ta phải đầu tư thiết bị công nghệ, tự động hóa ở những máy chuyên dụng, đặc biệt là ngành may, những máy chuyên dùng sâu, chúng ta cần phải đầu tư. Việc đầu tư này phải gắn với việc đào tạo nguồn lực vận hàng máy đó để đạt hiệu quả nhất”, ông Giang nhấn mạnh.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dệt may Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa 70mm lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế