Thứ bảy 28/12/2024 01:59

Khai mạc phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 14/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 29 để cho ý kiến về một số dự án luật đồng thời tiến hành đánh giá kết quả kỳ họp thứ 7 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII.

 - Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, đây là phiên họp khởi động các công việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ 8 của Quốc hội Khóa XIII với mục đích cao nhất là nhằm tiếp tục tổ chức triển khai một cách có hiệu quả việc thi hành Hiến pháp 2013 thông qua nhiều dự án luật quan trọng được xem xét, cho ý kiến.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, sau kỳ họp thứ 7 vừa qua, các Đoàn đại biểu Quốc hội đã triển khai tốt việc tiếp xúc cử tri, thông báo kết quả kỳ họp đến cử tri và đồng bào cả nước. Các bộ, ngành, địa phương cũng đã tích cực triển khai các Nghị quyết của Kỳ họp, phấn đấu hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014 của đất nước.

Trong buổi làm việc đầu tiên, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật căn cước công dân.

Theo Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội, dự thảo Luật Căn cước công dân đã được tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua theo hướng hoàn chỉnh lại bố cục dự thảo cho phù hợp với tên gọi, phạm vi điều chỉnh. Trong đó, dự thảo xây dựng một chương riêng về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp số định danh cá nhân; gồm các quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng mối quan hệ giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu chuyên ngành…

Đối với những thắc mắc liên quan đến 12 số định danh cá nhân, theo Ủy ban An ninh-Quốc phòng, đây là dãy số tự nhiên duy nhất, cấp cho mỗi công dân, đảm bảo không trùng lặp, có chứa mã đơn vị hành chính cấp tỉnh (hoặc mã quốc gia đối với người sinh ra ở nước ngoài) là nơi công dân đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính của công dân theo tinh thần Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 (Đề án 896)…

Thảo luận tại buổi làm việc, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị ban soạn thảo làm rõ một số vấn đề liên quan đến cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ em là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nêu vấn đề, có nên cấp căn cước công dân cho trẻ em ngay từ khi mới sinh ra, có nên duy trì giấy khai sinh và một số loại giấy tờ khác một khi đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hay không?

Tán thành tinh thần đổi mới quản lý dân cư theo Dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai vẫn bày tỏ băn khoăn: “Có những loại thông tin là ngắn hạn, thường xuyên thay đổi, như thông tin về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… thì có nên ghi vào căn cước không?.”

Bà Mai cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cần thông tin cụ thể việc ban hành Luật Căn cước công dân giảm được bao nhiêu loại giấy tờ cho công dân, còn những loại giấy tờ nào vẫn phải giữ; lộ trình hoàn tất cấp thẻ căn cước công dân?

Một số ý kiến cũng đề nghị xem xét lại việc ấn định dãy số gồm 12 chữ số trên thẻ căn cước công dân có thể xem xét cách đánh số sao cho giảm chi phí, tránh gây tốn kém, lãng phí. Quy định rõ việc cập nhật dữ liệu căn cước công dân phải được cập nhật trực tuyến, tránh làm theo kiểu thủ công, qua nhiều cơ quan, đơn vị chưa tận dụng được lợi thế của công nghệ thông tin.

Cho rằng, đây là dự án Luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn, tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân theo tinh thần của Hiến pháp đồng thời, giảm bớt các loại giấy tờ hành chính cho công dân theo hướng đổi mới thể chế, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo cần tiếp thu, giải trình một cách cụ thể hơn, rõ ràng hơn, phải dự báo được tác động từ việc áp dụng triển khai dự án Luật này. Đặc biệt, việc cập nhật dữ liệu về cá nhân cần được thực hiện ngay vào máy, tránh việc vẫn phải ban hành văn bản giấy, sau đó cập nhật thủ công.

Cũng trong buổi sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật hộ tịch.

Theo Thông tấn xã Việt Nam

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Nhân sự 25/12: Công an Thái Bình bổ nhiệm lãnh đạo; Bắc Giang điều động hai Phó Giám đốc sở

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực