Khả năng tấn công trực diện kẻ thù của “quái vật” xe tăng T-90M Proryv
Vừa qua, một lô xe tăng T-90M Proryv đã được Tập đoàn Uralvagonzavod chuyển giao cho quân đội Liên bang Nga, nguồn tin từ tập đoàn này cho biết.
T-90M được chế tạo bởi Phòng thiết kế kỹ thuật giao thông vận tải Ural. Một trong những tính năng nổi bật của xe tăng này là khả năng trao đổi dữ liệu với các phương tiện chiến đấu khác theo thời gian thực.
Xe tăng T-90M Proryv. Ảnh: Sergei Bobylev / TASS |
Trên sóng phát thanh của đài Sputnik, chuyên gia quân sự YuryKnutov còn nói đến những ưu điểm khác của xe tăng T-90M. Theo đó, ông nhận định: “Trên xe có lắp đặt một khẩu pháo mới của dòng tăng Armata với sức mạnh được nâng cao, có khả năng xuyên thủng các loại xe tăng hiện đại nhất, bao gồm cả tấn công trực diện. Và điều quan trọng nhất, xe tăng này được thiết kế để tiến hành các cuộc chiến tranh mạng. Nghĩa là, chúng có thể trao đổi thông tin với nhau và truyền các mục tiêu chỉ định. Điều này càng làm cho xe tăng trở nên tân tiến khi chiến đấu trong điều kiện tầm nhìn kém, hoặc cục diện thay đổi nhanh chóng. Phương tiện chiến đấu hiện đại này không chỉ đáp ứng những yêu cầu chiến đấu của hôm nay, mà còn phần nào cho cả ngày mai”.
This browser does not support the video element.
Ngoài ra, xe tăng T-90M còn được thiết kế thuận tiện và thoải mái hơn cho kíp lái. “Bên trong có thể lắp đặt máy điều hòa không khí. Có thể sử dụng màn hình LCD, giúp cải thiện khả năng quan sát cho kíp lái trong các hoạt động chiến đấu”, chuyên gia YuryKnutov cho biết thêm.
Т-90МProryv – xe tăng“quái vật”
Những tính năng và ưu điểm của khí tài Nga tiếp tục được đưa ra mổ xẻ ở các nước phương Tây. Theo đó, xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M Proryv từng được Tạp chí The National Interest của Mỹ mệnh danh là “quái vật”. Một mặt, đây là dòng xe tăng được sản xuất đại trà nhất thế giới hiện đang được vũ trang cho nhiều quốc gia.
Xe tăng T-90M tại nhà máy của Tập đoàn Uralvagonzavod. Ảnh: Marina Moldavskaya / TASS |
Mặt khác, dù đã hơn 30 năm tuổi nhưng nó vẫn là mối đe dọa thực sự đối với các loại xe tăng hiện đại nhất của Mỹ, Anh, Đức và Pháp. Đặc biệt, điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi thêm chữ “M” xuất hiện trong tên của nó.
Bay nhanh và cao hơn
Ngay vào đầu thập niên 1990, xe tăng này đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Dù hình dáng bên ngoài giống với dòng xe tăng T-72 trước đó, nhưng nó sở hữu những khả năng kỹ thuật mới, điều mà giới chế tạo vũ khí ở Ural đã không ngần ngại nói đến khi giới thiệu tại các triển lãm kỹ thuật - quân sự. Một trong những khả năng đó là cỗ máy nặng hàng chục tấn có thể bay. T-90 thực hiện kỹ thuật này một cách thường xuyên, nhờ đó mà nó được đặt biệt danh là “xe tăng bay”.
Cụ thể, chiếc xe tăng tốc đến vận tốc tối đa, nhảy lên một mô đất được dựng đặc biệt và bay lên trên khỏi mặt đất khoảng vài mét rồi tiếp đất. Trong quá trình ấy, kíp lái vẫn kịp bắn một quả đạn pháo và tiếp tục di chuyển mà không cần giảm tốc độ. Điều đó cho thấy, cỗ máy nặng hơn 46 tấn ngay cả sau khi tiếp đất vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu, đồng thời có thể bắn trúng mục tiêu ngay cả khi đang bay.
Về mặt kết cấu thì T-90 hiện là loại xe tăng tiên tiến nhất trên thế giới. Khối lượng của nó là 46,5 tấn,kém 12 tấn so với xe tăng Leclerc của Pháp, Leopard-2 của Đức; nhẹ hơn 10,7 tấn so với Abrams M1A1 và M1A2 của Mỹ (biến thể SEPv3 mới nhất sau này có khối lượng lên tới 70 tấn), cũng như thấp hơn 16 tấn so với Challenger-2 của Anh. Tiết diện hai bên của T-90 là thấp nhất trong số các loại xe tăng này. Độ cao thấp của xe giúp nó không chỉ khó bị phát hiện trên chiến trường, mà còn có thể di chuyển trên các tuyến đường sắt của châu Âu, điều mà xe tăng các nước khác không thể làm được, do tháp pháo của chúng bị vướng vào nó chầm đường sắt.
Trong khi đó, T-90M được trang bị một động cơ mới V-92S2F có công suất 1.130 mã lực (trước đây chỉ có động cơ 840 sức ngựa). Nhờ đó, nó bay nhanh hơn và cao hơn nên được đặt biệt danh là “Proryv” (Đột phá).
Nâng cấp khả năng bảo vệ
Theo Hãng thông tấn TASS của Nga, sau năm 2025 thì khả năng bảo vệ của xe tăng T-90M có thể được nâng cao hơn nữa. Viện nghiên cứu - thử nghiệm thiết bị và phương tiện tăng thiết giáp thuộc Bộ Quốc phòng Nga từng đề xuất lắp đặt trên xe tăng hệ thống bảo vệ chủ động Arena-M đã được cải tiến. Nguyên tắc hoạt động của nó là, sau khi được máy vô tuyến định vị phát hiện phương tiện tấn công, tên lửa dẫn đường hoặc súng phóng lựu, cũng như pháo xe tăng nòng phụ, thì hệ thống sẽ nhằm hướng mục tiêu bắn ra đạn chùm gây thương tổn. Hệ thống Arena-M chắc chắn sẽ ngăn chặn việc cung cấp dữ liệu từ tổ hợp tên lửa chống tăng xách tay Javelin của Mỹ, hoặc từ súng phóng lựu chống tăng xách tay RPG-7, loại thường được dùng các cuộc xung đột quân sự. Đối với pháo xe tăng nòng phụ thì khó có thể xảy ra bị bắn, nhưng sẽ làm chậm lại tốc độ bay của nó, trong khi đây là một cơ hội nhưng rốt cuộc nó cũng không thể xuyên thủng lớp giáp composite mới của xe tăng T-90 MProryv.
Được vũ trang tốt và rất nguy hiểm
Phiên bảnT-90M được nâng cấp hoàn toàn không giống với thế hệ trước đó của nó là T-90. Nếu chỉ nhìn vẻ ngoài, thì đây có thể được coi là mẫu xe hoàn toàn mới. Còn nếu so sánh với máy bay tiêm kích, thì nó thuộc thế hệ 4++, tức là ở cấp độ cuối cùng của thế hệ thứ 4 trước khi xuất hiện những cỗ máy thế hệ thứ 5 mới hoàn toàn. Trong không quân, đây là những chiếc máy bay chiến đấu Su-30/35 và Su-57. Còn đối với T-90 MProryv là dòng xe tăng thế hệ mới T-14 Armata.
Xe tăng T-90M được lắp đặt một tháp pháo mới với vẻ ngoài có thể dễ dàng nhận ra do hộp tiếp đạn nằm ở phía sau. Cỗ máy được trang bị một khẩu pháo cỡ nòng 125 mm cho phép sử dụng những đạn pháo mới có sức công phá lớn, cũng như tên lửa dẫn đường cho phép bắn trúng các mục tiêu bọc thép, thậm chí cả trực thăng ở khoảng cách lên đến 5km. Ngoài ra còn có hai súng máy,một khẩu đặt đồng trục với pháo 7,62mm và một khẩu 12,7mm lắp trên tháp pháo có mô đun điều khiển từ xa.
Đồng thời, các nhà thiết kế đã thành công trong việc tăng đáng kể không gian được bọc thép bên trong của tháp pháo, giúp cải thiện điều kiện chiến đấu cho kíp lái. Lúc này,người chỉ huy có tầm nhìn toàn cảnh và hệ thống điều khiển hỏa lực Kalina được tự động hóa cao. Điều này cho phép tăng đáng kể độ chính xác của hỏa lực, giảm thời gian chuẩn bị cho phát bắn đầu tiên và sử dụng máy theo dõi mục tiêu tự động. Xe tăng được tích hợp vào hệ thống trung tâm mạng điều khiển chiến thuật Sozvezdie-M2. Việc này đảm bảo hoạt động trên chiến trường cho mạng Internet quân đội, vốn liên kết thành một không gian thông tin duy nhất cho tất cả các căn cứ được trang bị những tổ hợp tương tự. Nhờ đó, xe tăng có thể nhận được chỉ định mục tiêu ngay cả đối với những mục tiêu mà kíp lái không quan sát được bằng mắt, tọa độ sẽ được cung cấp từ đài chỉ huy, từ máy bay không người lái hoặc từ các thiết bị trinh sát khác trên chiến trường.
Ngoài ra, thiết bị điện tử mới giúp thực hiện chế độ bắn “thợ săn”. Đó là khi người chỉ huy tiến hành trinh sát các mục tiêu và ra nhiệm vụ cho xạ thủ hạ gục mục tiêu. Đồng thời, chỉ huy tiếp tục quan sát và do thám những đối tượng khác. Chức năng theo dõi mục tiêu tự động hai kênh (đồng thời và độc lập với vị trí của xạ thủ và chỉ huy) cho phép rút ngắn thời gian hạ gục chúng đến vài lần.