Thứ tư 01/01/2025 09:48

Hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa NHNN và TCTD được phép hoạt động ngoại hối

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa NHNN và tổ chức tín dụng (TCTD) được phép hoạt động ngoại hối, thay thế Thông tư số 02/2012/TT-NHNN về hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa NHNN với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các Thông tư sửa đổi, bổ sung số 27/2013/TT-NHNN, Thông tư số 45/2014/TT-NHNN.

NHNN cho biết, Thông tư số 02/2012/TT-NHNN đã được ban hành và triển khai trong 8 năm qua và được sửa đổi bổ sung một số lần. Nhiều nội dung tại Thông tư 02 cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với các văn bản liên quan của NHNN được ban hành hoặc sửa đổi sau khi Thông tư trên có hiệu lực; đồng thời phù hợp với sự thay đổi của thị trường.

NHNN đang dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa NHNN và TCTD được phép hoạt động ngoại hối - Ảnh minh họa

Việc ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 02/2012/TT-NHNN là cần thiết nhằm hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý hướng dẫn đối với hoạt động giao dịch hối đoái giữa NHNN với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Bổ sung quy định NHNN xác nhận thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với TCTD

Dự thảo Thông tư nêu rõ, NHNN thực hiện giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước với TCTD được phép hoạt động ngoại hối theo phương án can thiệp trong từng thời kỳ.

Về đăng ký, chấp thuận thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ, dự thảo quy định, TCTD được phép có nhu cầu thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với NHNN gửi một bộ hồ sơ theo quy định về NHNN.

Dự thảo cũng bổ sung quy định “NHNN xác nhận việc thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với TCTD được phép trên cơ sở kiểm tra bộ hồ sơ bảo đảm đầy đủ, chính xác” để làm rõ hơn quy trình thực hiện của NHNN hiện nay.

Với mỗi TCTD được phép, NHNN chỉ thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với một đầu mối giao dịch đại diện cho mỗi TCTD được phép. Đầu mối giao dịch đại diện cho TCTD được phép là trụ sở/ hội sở chính hoặc một chi nhánh của TCTD được phép do TCTD được phép quyết định, đăng ký với NHNN.

Đồng tiền giao dịch, tỷ giá mua, bán

Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định rõ đồng tiền giao dịch, tỷ giá mua, bán và giá mua quyền chọn. Cụ thể, NHNN giao dịch mua, bán đồng Việt Nam và USD với TCTD được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ với NHNN. Trường hợp thực hiện giao dịch đồng Việt Nam và loại ngoại tệ khác, NHNN thông báo cho TCTD được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ.

Tỉ giá mua, bán của từng loại hình giao dịch, giá mua, quyền chọn mua, bán ngoại tệ do NHNN quyết định và thông báo cho TCTD được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ.

Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn tối đa là 365 ngày kể từ ngày giao dịch.

Thời gian giao dịch ngoại tệ chính thức của NHNN với TCTD được phép theo giờ làm việc chính thức của NHNN vào các ngày làm việc trong tuần. Trường hợp phát sinh giao dịch ngoại tệ ngoài thời gian giao dịch quy định, TCTD được phép phải tổ chức thực hiện các giao dịch thông suốt, an toàn, bảo đảm quản lý rủi ro.

Mức phạt thanh toán chậm

Theo dự thảo, thanh toán cho giao dịch ngoại tệ phải được thực hiện theo hướng dẫn thanh toán chuẩn do TCTD được phép đăng ký với NHNN.

Trường hợp ngày thanh toán trùng vào ngày nghỉ hằng tuần hoặc ngày nghỉ lễ, Tết của thị trường ngoại tệ Việt Nam và/hoặc của thị trường xử lý thanh toán đối với đồng ngoại tệ trong giao dịch thì ngày thanh toán được chuyển sang ngày làm việc kế tiếp.

Về trường hợp thanh toán chậm, Thông tư số 02/2012/TT-NHNN quy định: “Trong trường hợp thanh toán chậm so với giao dịch Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bên thanh toán chậm sẽ chịu mức phạt như sau: a) Nếu bằng ngoại tệ, mức phạt tối đa 150% lãi suất LIBOR 1 tuần của đồng tiền thanh toán tại ngày phát sinh thanh toán chậm tính trên số tiền và số ngày trả chậm”. Tuy nhiên, theo thông báo của Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính Anh (FCA), lãi suất LIBOR tham chiếu nói trên chỉ được công bố đến hết năm 2021.

Vì vậy, NHNN đề xuất thay thế nội dung này như sau: Trường hợp thanh toán chậm so với thỏa thuận giao dịch giữa NHNN và TCTD được phép, bên thanh toán chậm phải chịu mức phạt như sau:

a- Nếu bằng đồng ngoại tệ, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất do ngân hàng đại lý thanh toán của bên bị thanh toán chậm áp dụng trên tài khoản thanh toán chuẩn nhận ngoại tệ tại thời điểm phát sinh tính trên số tiền và số ngày chậm trả.

b- Nếu bằng đồng Việt Nam, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất cho vay tái cấp vốn của NHNN tại thời điểm phát sinh thanh toán chậm tính trên số tiền và số ngày chậm trả.

baochinhphu.vn

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm