Thứ tư 27/11/2024 13:52

Hội thảo “thúc đẩy khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp”

Ngày 15/5, Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức hội nghị thường niên năm 2022 và Hội thảo “Thúc đẩy khoa học công nghệ cho doanh nghiệp”

Tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng ghi nhận những nỗ lực của Hiệp hội Doanh nghiệpKhoa học và Công nghệViệt Nam, đồng thời nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong vài năm qua nhưng nhiều doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam với thế mạnh trong làm chủ công nghệ đã vượt qua các thách thức, phát triển bền vững.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng và các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày tại sự kiện

Đây cũng là xu hướng chung của thế giới khi khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ, chuyển giao tri thức… ngày càng đóng góp lớn cho nền kinh tế. Năm 2021, riêng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam dù có rất nhiều khó khăn nhưng đã thu hút đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD.

Tuy nhiên tại Việt Nam, hiện nay các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các ý tưởng sáng tạo nhiều nhưng lại chậm đưa ra thị trường, thương mại hóa, chưa tương xứng với tiềm năng. Đó chính là yếu tố hạn chế lớn, chưa được làm mạnh.

Do đó, Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam cần có các giải pháp để phát triển mạnh lực lượng doanh nghiệp khoa học công nghệ. Chúng ta không cần phải kì vọng về số lượng nhiều mà phải chú trọng vào chất lượng, đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

“Để hỗ trợ cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội cần xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp khoa học công nghệ Việt Nam, để nắm rõ được các biến động, “sức khỏe” của doanh nghiệp, từ đó mới thấy được những vấn đề còn tồn tại, các khó khăn để nghiên cứu giải pháp hỗ trợ thúc đẩy phát triển” - Thứ trưởng Trần Văn Tùng nêu.

Hiện hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam đã phát triển khá mạnh. Các doanh nghiệp lớn đã có kinh nghiệm là thế hệ đi trước cần có sự liên kết hỗ trợ với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đặt hàng để các doanh nghiệp cùng tham gia giải quyết bài toán của thị trường.

“Tôi rất kì vọng với sự tham gia của Ủy ban Nhà nước người Việt Nam ở nước ngoài, các sản phẩm sẽ được giới thiệu, mang ra nước ngoài nhiều hơn để tạo thương hiệu, uy tín và cạnh tranh thay vì chỉ trong nước. Bộ Khoa học và Công nghệ luôn đồng hành, lắng nghe và hỗ trợ các doanh nghiệp khoa học và công nghệ để hoàn thiện chính sách quản lý” - Thứ trưởng Trần Văn Tùng nói.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VST) - ông Hoàng Đức Thảo, hiện nay có không ít doanh nghiệp thuộc Hiệp hội năng lực còn hạn chế, chưa đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, doanh thu khiêm tốn… Do đó, việc thúc đẩy các doanh nghiệp liên kết, hợp tác phát triển đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế là yếu tố quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Vinh danh Top 10 doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu

Đồng quan điểm, bà Bùi Thanh Hằng, Trưởng ban Truyền thông Techfest 2022 cho rằng, các doanh nghiệp startup luôn có tinh thần nhiệt huyết, năng lượng và ý tưởng. Do đó, nếu được các doanh nghiệp khoa học công nghệ đi trước hỗ trợ thì các startup sẽ “tự tin” hơn tham gia thị trường trên cơ sở quyền lợi cùng chia sẻ.

Bà Phan Thị Mỹ Yến - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội chia sẻ thêm, nhằm tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, trong năm 2022, Hiệp hội sẽ đẩy mạnh hoạt động phát triển hội viên, phát triển câu lạc bộ các tỉnh thành, tổ chức hội thảo qui mô quốc gia... để hỗ trợ doanh nghiệp.

Ngoài ra, phối hợp với các đơn vị tổ chức các chương trình về đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, tiến tới thành lập sàn giao dịch công nghệ tại TP.Hồ Chí Minh, hướng dẫn thực thi chính sách ưu đãi, khảo sát tình trạng và nhu cầu hoạt động doanh nghiệp…

Cũng trong khuôn khổ hội nghị, Hiệp Hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã vinh danh Top 10 và Top 100 doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu.

Top 10 gồm có: Công ty Cổ phần Khoa học Công nghệ Việt Nam; Công ty Cổ phần Dược phẩm Savi; Công ty TNHH Minh Long I; Công ty Cổ Phần Sao Thái Dương; Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông; Công ty Cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn; Công ty Cổ phần Tập đoàn Thaibinh Seed; Công ty TNHH 1STVIRTUE; Công ty Cổ phần Việt Nam Food; Công ty TNHH Kinh doanh Xuất nhập khẩu Tổng hợp và Dịch vụ Fataco Bến Tre.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Khoa học và Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Chung kết cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo quốc gia 2024

Hãng xe Việt lọt top 30 thương hiệu bán chạy ô tô điện nhất thế giới năm 2024

Lí do hai hãng ô tô Hàn Quốc triệu hồi 200.000 xe điện

Hãng xe thương hiệu Việt chính thức bàn giao lô xe điện VF5 đầu tiên tại Indonesia

Dàn SUV châu Âu hạng sang cập bến thị trường Việt Nam dịp cuối năm 2024

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Mẫu bán tải bán chạy tại Đông Nam Á cập nhật động cơ hybrid

Lượng ô tô nhập khẩu trong nửa đầu tháng 11 tăng mạnh

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 diễn ra tại Hải Phòng

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Lô xe Omoda C5 chính thức cập cảng, sẵn sàng bàn giao cho khách hàng Việt

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

Volvo Cars chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt