Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2021: Thách thức vẫn rất lớn

"Để đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, bên cạnh kiểm soát tốt dịch Covid-19, Chính phủ cần có thêm những chính sách tháo gỡ khó khăn cho khu vực doanh nghiệp, trong đó, bao gồm cả hộ kinh doanh cá thể" - chuyên gia kinh tế, TS Lê Duy Bình - Giám đốc Economica Việt Nam - khẳng định.
Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 đã gây ra nhiều tác động nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua. Theo ông, mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh tới chỉ số GDP 6 tháng đầu năm có lớn không?

Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm cho thấy, một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng khá. Ví dụ, kim ngạch xuất nhập khẩu khá ấn tượng với 262,25 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này do được hỗ trợ bởi sự phục hồi của thị trường toàn cầu, trong đó, những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, EU, Trung Quốc. Các chỉ số khác như chỉ số phát triển công nghiệp vẫn duy trì được ở mức 2 con số, đầu tư tư nhân tiếp tục tăng; cân đối lớn của kinh tế vĩ mô về cơ bản vẫn được duy trì… Những kết quả này có được là nhờ chúng ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh trong quý I/2021, tạo cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2021: Thách thức vẫn rất lớn

Tuy nhiên, cuối tháng 4, làn sóng dịch Covid-19 đã quay trở lại, làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế đã phần nào khôi phục trong quý I. Đáng chú ý, đợt dịch lần này ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất của Việt Nam khi đi thẳng vào một số khu công nghiệp và trung tâm kinh tế lớn. Dịch bệnh tại những khu vực này dù đang được khống chế, nhưng rủi ro bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào vẫn còn hiện hữu, nên dự báo sẽ tác động không nhỏ đến tăng trưởng của Việt Nam 6 tháng đầu năm. Trên thực tế, dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây cũng cho biết, tăng trưởng GDP của Việt Nam 6 tháng đạt 5,8%, thấp hơn so với mục tiêu đưa ra trước đó.

Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh khu vực doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể cũng ảnh hưởng rất lớn bởi làn sóng dịch lần thứ 4. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến trên. Khu vực hộ kinh doanh cá thể và kinh tế phi chính thức chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự bùng phát của dịch bệnh do phải tạm thời ngừng kinh doanh hay kinh doanh cầm chừng. Cần lưu ý rằng, khu vực kinh tế này hiện đang chiếm hơn 30% GDP của Việt Nam.

Mặc dù không phải tất cả hộ kinh doanh cá thể bị ảnh hưởng, nhưng tại những thành phố đang phải thực hiện giãn cách xã hội theo các cấp độ khác nhau như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang, thiệt hại kinh tế đối với khu vực hộ kinh doanh cá thể và khu vực kinh tế phi chính thức, những tiểu thương, người buôn bán nhỏ, người lao động tự do vô cùng lớn.

Cùng với đó, dịch bệnh lan rộng còn ảnh hưởng tới tốc độ triển khai các ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, giải ngân vốn đầu tư công và tới sự phục hồi của các ngành thuộc khu vực dịch vụ. Do đó, có thể khẳng định, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 tác động rất lớn đến mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021. Tuy nhiên, còn quá sớm để khẳng định chúng ta có đạt được mục tiêu năm 2021 hay không. Có điều chắc chắn rằng, đạt được hay không, cũng đều phụ thuộc vào khả năng khống chế dịch bệnh và hiệu quả của việc khống chế dịch bệnh trong thời gian tới.

Bên cạnh khống chế dịch bệnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong cả năm, Chính phủ và các bộ, ngành cần có những chính sách gì để hỗ trợ doanh nghiệp, thưa ông?

Trên thực tế, chúng ta đã triển khai những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian qua, nhưng mới chỉ mang tính chất ngắn hạn, tạm thời chưa có tính căn cơ và dài hạn. Để nền kinh tế phát triển bền vững trong thời gian tới, trước hết, cần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để trong hoàn cảnh nào, cũng có sức chống chọi mạnh mẽ, bền bỉ hơn. Chính phủ và các bộ, ngành cần có biện pháp hỗ trợ, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận được thị trường toàn cầu với vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu; tạo cơ hội để hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có giá trị gia tăng cao hơn, với hàm lượng tri thức, chất xám, công nghệ hơn.

Để được như vậy, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mang tính dài hạn, ví dụ như cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy sự cạnh tranh công bằng, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ pháp luật, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo. Bên cạnh đó, phát triển khu vực hộ kinh doanh cá thể, nâng cấp dần khu vực kinh tế không chính thức cũng cần được chú trọng.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hòa (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia và đề nghị các bên phối hợp chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động dự án kênh đào Funan Techo.
Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.
Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Tin cùng chuyên mục

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

UBTVQH phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động