Thứ sáu 08/11/2024 10:25

Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng một loạt vụ việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Trong vòng tháng 10/2019, Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết cuối cùng 4 vụ việc liên quan đến biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM). Một loạt các biện pháp được đưa ra cùng thời điểm thể hiện việc tăng cường thực thi các biện pháp PVTM là trọng tâm chính của chính quyền Tổng thống Trump.

Cụ thể, ngày 16/10/2019, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố quyết định cuối cùng vụ việc điều tra về thuế chống bán phá giá đối với Axeton nhập khẩu từ Singapore và Tây Ban Nha (mã HS là 2914.11.1000 và 2914.11.5000; 3814.00.1000, 3814.00.2000, 3814.00.5010 và 3814.00.5090). Theo đó, DOC cho rằng các nhà xuất khẩu từ các quốc gia này đã bán phá giá sản phẩm nói trên vào thị thị trường Hoa Kỳ với biên độ phá giá tương ứng ở mức từ 66,42% đến 131,75% và 137,39% đến 171,81%.

Ảnh minh họa

Cùng ngày, DOC cũng đã công bố quyết định cuối cùng vụ việc điều tra về chống bán phá giá đối với việc nhập khẩu thép sợi cacbon và thép hợp kim từ Thái Lan (mã HS 7318.15.5051, 7318.15.5056, 7318.15.5090, 7318.15.2095 và 7318.19.0000). Theo kết luận, các nhà xuất khẩu từ nước này đã bán phá giá thép sợi cacbon và thép hợp kim với biên độ phá giá là 20,83%.

Sau đó, DOC tiếp tục công bố kết luận cuối cùng trong cuộc điều tra về thuế chống bán phá giá đối với nệm từ Trung Quốc (mã HS: 9404.21.0095, 9404.29.1095, 9404.29,9595, 9401.40.0000 và 9401.90.5081). Theo đó, các nhà xuất khẩu từ Trung Quốc đã bán phá giá sản phẩm nệm với biên độ phá giá từ 57,03 đến 1.731%.

Ngày 18/10/2019, DOC đã công bố kết luận cuối cùng trong cuộc điều tra về thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với thùng chứa bằng thép không gỉ (mã HS 7310.10.0010, 7310.10.0050, 7310.29.0025, and 7310.29.0050) từ Trung Quốc và CHLB Đức. Kết luận nêu ra rằng các nhà xuất khẩu từ các nước này đã bán phá giá thùng chứa bằng thép không gỉ với biên độ từ 0 đến 77,13% cho các nhà sản xuất Trung Quốc và 7,47% cho các nhà sản xuất của CHLB Đức. Ngoài ra, DOC còn kết luận các nhà xuất khẩu của Trung Quốc đã nhận được trợ cấp với biên độ trợ cấp từ 16,21% đến 145,23%.

Một loạt các biện pháp được đưa ra cùng thời điểm thể hiện việc tăng cường thực thi các biện pháp PVTM là trọng tâm chính của chính quyền Tổng thống Trump.

Kể từ khi tổng thống Trump nhậm chức, DOC đã khởi xướng 184 vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp mới - tăng 235% so với thời kỳ chính quyền Tổng thống Obama trước đó.

Để tránh các hệ quả phát sinh từ các vụ việc trên, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam cần phải: Xem xét cẩn trọng, kỹ lượng trong việc đầu tư, mở rộng đầu tư, công suất, kế hoạch sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm trên sang thị trường Hoa Kỳ; Tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các quy định về quy tắc xuất xứ, pháp luật về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; Đặc biệt, không tiếp tay cho các doanh nghiệp có ý định, hành vi giả mạo, gian lận xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu các sản phẩm bị áp thuế nói trên sang thị trường Hoa Kỳ.

Trong trường hợp doanh nghiệp cần được tư vấn, hỗ trợ thông tin thêm về các vụ việc nói trên cũng như pháp luật về phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ, đề nghị liên hệ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương theo địa chỉ: Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài - Cục Phòng vệ thương mại, 25 Ngô Quyền, Hà Nội, ĐT: 02473037898 (118) Email: tralt@moit.gov.vn.

Thu Hà

Tin cùng chuyên mục

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD