Thứ hai 25/11/2024 14:36

Hòa Bình: Bán hoa đu đủ, thanh niên người Mường thu tiền tỷ

Anh Bùi Mạnh Ly ở xã Quyết Thắng (Lạc Sơn, Hòa Bình) nhờ trồng cây đu đủ đực lấy hoa bán, mỗi năm thu về hơn 1 tỷ đồng, vươn lên thoát nghèo.

Trang trại ngập tràn hoa đu đủ

Những ngày đầu tháng 6, chúng tôi có dịp ghé thăm trang trại của anh Bùi Mạnh Ly (SN 1983), người dân tộc Mường, ở xóm Yến Báy, xã Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Trang trại của anh nằm tít trên ngọn núi cao, rộng chừng 40 ha. Xung quanh là núi đá và rừng già, dưới thung lũng là hàng vạn cây đu đủ nở hoa trắng xoá.

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại, anh Ly kể: “Trước đây, tôi từng xây dựng khu nhà sàn bằng gỗ để làm du lịch. Nhưng thời điểm đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 quá lớn, mọi thứ đóng băng, khiến việc kinh doanhcủa tôi phải dừng hoạt động, đồng thời ôm trong mình một món nợ lớn, cuộc sống vô cùng khó khăn”.

Anh Bùi Mạnh Ly ở xã Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) nhờ trồng cây đu đủ đực lấy hoa bán, mỗi năm thu về hơn 1 tỷ đồng, vươn lên thoát nghèo

Theo anh Ly, một lần tình cờ tới thăm nhà bạn, thấy các bạn xào hoa đu đủ đực làm món ăn, rồi lại được nghe các bô lão trong bản nói, hoa đu đủ ngoài làm thức ăn còn có thể là thuốc chữa bệnh nên nhiều thương lái hay tìm mua. Vậy là trong đầu anh loé lên ý tưởng, tại sao nhà mình đồi rộng, mà không trồng loài hoa này để phát triển kinh tế, làm giàu.

Nghĩ là làm, năm 2021, anh Ly mạnh dạn đầu tư thuê máy xúc mở đường lên núi, làm trang trại trồng 3 vạn cây đu đủ đực để lấy hoa bán, với quyết tâm thoát khỏi vòng luẩn quẩn nợ nần, vươn lên làm giàu. Trong thời gian này, anh luôn mày mò tìm hiểu xem loài hoa này có được thị trường đón nhận, thu mua nhiều hay không và được dùng vào mục đích gì.

Hoa đu đủ đực có giá trị kinh tế cao

Sau khi tìm hiểu rõ về loài hoa này trên truyền thông, anh thấy nhiều trang mạng Facebook, Fanpage của các công ty đặt mua với số lượng lớn, đặc biệt là các công ty dược phẩm. Nhiều nơi đã chế biến thành công trà hoa đu đủ đực bán với giá 4 triệu đồng/1kg. Vì vậy, anh đã động viên gia đình, cùng nhau chăm sóc cây đu đủ tại thung lũng với kỳ vọng cây đu đủ sẽ cho nhiều hoa để bán với số lượng lớn.

Tạo việc làm cho lao động địa phương

Để cây đu đủ đem lại giái trị kinh tế cao hơn, anh Ly đã tự ươm cây giống bán cho bà con quanh vùng. Chàng thanh niên người Mường còn kỳ công phân biệt hạt đu đủ đực để bán trên mạng xã hội. Hiện nay, mỗi ngày anh Ly bán được hàng trăm đơn hàng hạt và hoa đu đủ.

Đặc biệt, khi cây đu đủ đực nở rộ, anh Ly tự nghĩ ra cách chế biến hoa đu đủ thành trà hoa đu đủ đực để bán. Hiện sản phẩm trà hoa đu đủ đực của anh đã được thị trường đón nhận, được đem đi quảng cáo, trưng bày tại các hội chợ cấp huyện, cấp tỉnh… Nhiều khách hàng onlie cũng thường xuyên đặt trà hoa đu đủ của anh.

Anh Ly đã chế biến thành công trà hoa đu đủ, được thị trường đón nhận

Anh Ly thông tin, cây đu đủ đực là loài sống tốt trên đất cằn, đất sỏi, chịu hạn tốt. Mỗi hecta có thể trồng khoảng 2.000 – 2500 cây, khoảng cách trồng từ 2 - 3 m/cây. So với các loài cây khác, cây đu đủ đực dễ trồng, dễ chăm sóc, ít dịch bệnh và được nhiều thương lái, công ty thu mua với giá tương đối cao, đầu ra ổn định nên không lo ế hàng.

Hiện tại, anh Ly đang lên kế hoạch liên doanh, liên kết với các hộ dân quanh vùng để mở rộng sản xuất sản phẩm hoa đu đủ. Thời gian tới, anh còn dự định xây xưởng chế biến hoa đu đủ đực. Mỗi ngày, trang trại của anh Ly xuất đi cả tấn hoa đu đủ cho thương lái ở các tỉnh thành trên cả nước, đem lại thu nhập khoảng 1,2 tỷ đồng mỗi năm.

Trang trại của anh Ly đang tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương

Không chỉ làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo, anh Ly còn tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động chính và hàng chục lao động thời vụ với mức thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/tháng.

Theo lãnh đạo UBND xã Quyết Thắng đánh giá, mô hình trồng đu đủ đực lấy hoa của anh Bùi Mạnh Ly ở địa phương bước đầu cho thấy sự hiệu quả. Sau thời gian trồng, cây hợp với thổ nhưỡng, phát triển tốt. Trang trại trồng cây đu đủ lấy hoa của anh Bùi Mạnh Ly là mô hình tiêu biểu, cho thấy hiệu quả kinh tế rõ ràng. Không chỉ giúp anh Ly làm giàu, mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động là con em dân tộc Mường tại địa phương.

Có thể nói, mô hình trồng cây đu đủ đực lấy hoa là một hướng đi mới của bà con, giúp bà con nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Thời gian tới, xã sẽ có phương án tuyên truyền người dân áp dụng để nhân rộng diện tích trồng, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.” - Lãnh đạo UBND xã Quyết Thắng thông tin.

Dần Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hòa Bình

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?