Thứ năm 26/12/2024 10:18

Hiệu quả kinh tế cao từ các dự án bauxite Tây Nguyên

Đó là đánh giá từ phía các cơ quan quản lý cũng như kết quả tổng kết của đơn vị triển khai thí điểm dự án bauxite Tây Nguyên trong hơn 15 năm qua.

Những hiệu quả kinh tế từ chính sách đến sản xuất

Sau hơn 15 năm triển khai đầu tư hai dự án bauxite ở khu vực Tây Nguyên gồm Tổ hợp dự án bauxite-nhôm Lâm Đồng và dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ (Đắk Nông), công suất mỗi dự án 650 nghìn tấn alumin/năm, đến nay có thể khẳng định, cả hai dự án đều đạt hiệu quả kinh tế cao.

Bauxite Tây Nguyên có trữ lượng lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế khi khai thác

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng đã hoàn thành việc thăm dò, phê duyệt trữ lượng 12 mỏ bauxite ở Đắk Nông và Lâm Đồng, tổng trữ lượng tài nguyên đạt 3,2 tỷ tấn quặng nguyên khai. Thời điểm này, TKV mới được cấp phép khai thác 260 triệu tấn của hai mỏ Tân Rai và Nhân Cơ. Do đó, TKV kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành chức năng sớm thẩm định, phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng các loại khoáng sản giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 để làm cơ sở giúp tập đoàn triển khai các dự án khai thác, chế biến quặng bauxite ở Tây Nguyên.

Mặt khác, cùng với quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015, một loạt quy hoạch ngành khác như than, quặng sắt, titan cũng hết kỳ quy hoạch. Mặc dù Chính phủ đã chấp thuận chủ trương cho điều chỉnh kéo dài thời hạn các quy hoạch đã hết kỳ và giao các bộ, địa phương lập quy hoạch cần điều chỉnh, nhưng đến nay các quy hoạch (điều chỉnh) vẫn chưa được phê duyệt. Vì thế, TKV cũng kiến nghị các bộ, ngành, địa phương xem xét đẩy nhanh tiến độ thẩm định, trình Chính phủ xem xét điều chỉnh quy hoạch, nhất là quy hoạch than, quy hoạch bauxite,... để TKV có cơ sở pháp lý thực hiện.

Hồi đầu tháng 2 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về chiến lược ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2045, với định hướng: Áp dụng mô hình quản trị tài nguyên khoáng sản minh bạch, hiệu quả của thế giới; tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của địa phương, người dân nơi khai thác khoáng sản; lượng hóa và hạch toán đầy đủ giá trị tài nguyên khoáng sản vào nền kinh tế.

Nghị quyết cũng nêu rõ: "Ưu tiên cấp phép dự án khai thác khoáng sản cho tổ chức, doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại gắn với địa chỉ sử dụng khoáng sản; cải tạo, mở rộng nâng cấp các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản, thu hồi tối đa khoáng sản chính, các khoáng sản đi kèm, bảo vệ môi trường sinh thái theo mô hình kinh tế tuần hoàn".

Với những bước phát triển vừa qua, Dự án bauxite Nhân Cơ được lãnh đạo tỉnh Đắk Nông đánh giá áp ứng tốt 5 yêu cầu của Bộ Chính trị về: Đảm bảo môi trường tự nhiên; Giữ vững an ninh quốc phòng; Gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương; Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Phát triển hạ tầng giao thông; Hiệu quả kinh tế của dự án.

Mô hình khai thác của Nhà máy Alumin Nhân Cơ đang được xem là điển hình trong khai thác triệt để khoáng sản để tiết kiệm tài nguyên

Mô hình sản xuất quặng điển hình của ngành khai khoáng

Theo đánh giá của các chuyên gia, để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các ngành công nghiệp chính là cốt lõi cần được ưu tiên. Việc khai thác một cách hợp lý, hiệu quả tiềm năng về khoáng sản nhằm tự chủ nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, tránh phụ thuộc vào bên ngoài, nhất là trong bối cảnh hiện nay chính là mục tiêu cả trước mắt và lâu dài nhằm thúc đẩy phát triển lĩnh vực luyện kim một cách bền vững.

Với trữ lượng khoảng 5,4 tỷ tấn bauxite nguyên khai, Đắk Nông có lợi thế tự nhiên đặc biệt quan trọng trong việc thu hút phát triển ngành công nghiệp alumin.

Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ là một trong hai dự án thí điểm của ngành khai thác chế biến quặng bauxite để sản xuất alumin tiến tới sản xuất nhôm. Dự án có quy mô lớn, tác động đến việc thúc đẩy kinh tế-xã hội cho địa phương, khu vực và ở cả quy mô quốc gia.

Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ hoạt động trên tổng diện tích đất 850ha. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông, diện tích khu vực khai thác của mỏ bauxite Nhân Cơ là 3.074 ha, trữ lượng địa chất dự tính là 54,8 triệu tấn quặng tinh bauxite; trữ lượng khai thác là 42,5 triệu tấn quặng tinh bauxite.

Kể từ khi đi vào hoạt động năm 2017, tính đến hết tháng 8 vừa qua, Công ty Nhôm Đắk Nông-TKV đã thực hiện sản xuất được gần 3,5 triệu tấn alumin quy đổi; doanh thu hơn 29 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hơn 910 tỷ đồng; nộp ngân sách hơn 3.100 tỷ đồng; lương bình quân của công nhân, lao động đạt 11,5 triệu đồng/người/tháng.

Trong 8 tháng vừa qua của năm 2022, Nhà máy alumin Nhân Cơ đạt sản lượng alumin quy đổi hơn 500 nghìn tấn, hoạt động tiêu thụ khá thuận lợi, đơn giá xuất khẩu dao động từ 390 đến 470 USD/tấn, có thời điểm lên hơn 530 USD/tấn.

Cho đến năm 2035, dự kiến TKV sẽ đầu tư gần 120.500 tỷ đồng để phát triển khoáng sản bauxite tại Đắk Nông. Đây là tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty Nhôm Đắk Nông-TKV.

Trên cơ sở tiềm năng và thực tế hoạt động của dự án, lãnh đạo tỉnh Đắk Nông đã kiến nghị Chính phủ ban hành kế hoạch hành động, quy hoạch khoáng sản quốc gia để xem xét cho chủ trương đầu tư tổ hợp bauxite-alumin-nhôm; cơ chế đầu tư năng lượng tái tạo song song với chế biến sâu bauxite.

Hai dự án bauxite liên tục đổi mới, tăng sản lượng

Theo ông Ngô Tuấn Linh, Phó Giám đốc Công ty Nhôm Đắk Nông, kiêm Phó giám đốc Ban quản lý dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ, alumin Nhân Cơ là nhà máy thứ hai sau nhà máy bauxite-nhôm Lâm Đồng. Nhà máy được vận hành từ năm 2017 và đã học tập được nhiều kinh nghiệm từ nhà máy alumin Lâm Đồng.

Hai nhà máy này có quy mô công nghệ sản xuất tương tự như nhau nhưng điều khác biệt ở đây là do chất lượng quặng nguyên khai của Lâm Đồng và của Đắk Nông có sự khác biệt về tạp chất.

Tuy nhiên, bằng nhiều giải pháp, sáng kiến kỹ thuật và đặc biệt là học tập được kinh nghiệp từ nhà máy ở Lâm Đông, chúng tôi đã làm chủ công nghệ ngay từ ban đầu.

Hiệu quả trong khai thác quặng

Khi đưa vào vận hành nhà máy, chúng tôi đã phát động các phong trào sáng kiến, cải tiến để tiết giảm các chi phí trong quá trình và tiết giảm lớn nhất là về các chỉ tiêu tiêu hao”, ông Linh cho biết.

Theo vị này, tiết giảm lớn nhất của dự án là về các chỉ tiêu tiêu hao quặng nguyên khai. Cụ thể, theo thiết kế ban đầu, để sản xuất được 1 tấn alumin với lượng quặng nguyên khai đầu vào có hàm lượng từ 39 đến 41% thì cần 6,7 đến 7 tấn quặng. Tuy nhiên, trên thực tế, Nhà máy alumin Nhân cơ đã có nhiều giải pháp tiết kiệm nguyên liệu đầu vào.

“Với Nhà máy alumin Nhân Cơ, công suất thiết kế ban đầu là 650.000 tấn alumin/năm và lượng tiêu hao quặng nguyên khai để sản xuất 650.000 tấn alumin từ 4.000.000 đến 4.100.000 tấn. Tuy nhiên, trên thực tế, năm ngoái, chúng tôi sản xuất được gần 730.000 tấn alumin và năm nay dự kiến là khoảng 740.000 tấn.

Điều đáng chú ý là chúng tôi chỉ cần khai thác khoảng 3.900.000 đến 4.000.000 tấn quặng nguyên khai là có thể đáp ứng sản lượng trên. Bằng nhiều giải pháp, chúng tôi đã giảm được lượng tiêu hao quặng nguyên khai, tiết kiệm được tài nguyên khoáng sản cho Nhà nước.

Công tác trung hòa, phối trộn quặng nguyên khai tại khai trường được chúng tôi đặc biệt chú trọng. Qua đó giúp ổn định và nâng cao chất lượng quặng nguyên khai cấp tuyển, góp phần không nhỏ trong việc tiết giảm các chỉ tiêu tiêu hao cho Nhà máy tuyển và Nhà máy alumin.

Trước đây, có một số thông tin về việc tiêu hao quặng giảo do khai thác là không đúng. Bản chất là chúng tôi đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp để tiết giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào và đây cũng là một yếu tố rất quan trọng với Nhà máy alumin Nhân Cơ”, ông Ngô Tuấn Linh cho hay.

Theo ông Linh, công suất thiết kế của Nhà máy alumin Nhân Cơ là 650.000 tấn/năm, nhưng đơn vị đã từng bước tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả và hiện đã nâng công suất lên 730.000 tấn/năm và đang tiếp tục cố gắng nâng công suất lên khoảng 740.000 tấn/năm, tức là tăng thêm khoảng 15% so với công suất thiết kế.

“Nhà máy alumin Nhân Cơ được địa phương rất quan tâm bởi chúng tôi đóng góp ngân sách rất lớn cho địa phương với khoảng từ 350 đến 400 tỷ đồng/năm. Trước đây, chúng tôi đóp góp ngân sách chiếm khoảng 25-30% và hiện vẫn chiếm khoảng 20%. Đây là con số đóng góp rất lớn cho ngân sách tỉnh Đắk Nông”, ông Linh thông tin.

Nói về alumin Nhân Cơ, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười cho biết dự án thử nghiệm từ tháng 11/2016. Sau 6 năm vận hành đi vào sản xuất, dự án đã đem lại kết quả rất tốt cho địa phương.

“Dự án có công suất thiết kế 650.000 tấn alumin/năm nhưng năm 2021 đã sản xuất vượt công suất thiết kế, là 730.000 tấn. Dự án đã đóng góp rất nhiều và quan trọng vào sự phát triển của tỉnh, nhất là sự tăng trưởng khu vực công nghiệp, chiếm gần 40% sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Dự án đã góp phần đưa tỷ trọng công nghiệp của tỉnh tăng từ 7,9% năm 2016 lên gần 13% vào năm 21. Dự án cũng đóng góm ngân sách địa phương khoảng 400 tỷ đồng/năm”, ông Mười cho hay.

Sản lượng Alumin luôn tăng trưởng sau mỗi năm sản xuất nhờ vào các cải tiến kỹ thuật

Tương tự như alumin Nhân Cơ, Nhà máy alumin của Công ty Nhôm Lâm Đồng cũng có nhiều thay đổi, cải tiến. Ông Tường Thế Hà, Phó giám đốc Công ty Nhôm Lâm Đồng cho biết, nhà máy hiện đang áp dụng công nghệ hiện đại nhất thế giới để sản xuất alumin là công nghệ Bayer.

“Điểm nhấn của nhà máy alumin của Công ty Nhôm Lâm Đồng trong những năm qua là việc thay đổi, cải tiến các trang thiết bị trong hệ thống công nghệ. Các thiết bị của nhà máy những năm qua dần thay đổi sang thiết bị của các nước G7. Các công nghệ thiết bị này đảm bảo cho hoạt động nhà máy có chất lượng tốt hơn và công suất cao hơn.

Các thiết bị mới đều rất tương thích với công nghệ mà chúng tôi đang sử dụng bởi những công nghệ mà nhà máy đang dùng cũng là công nghệ rất hiện đại, đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của ngành công nghiệp sản xuất nhôm trên thế giới. Với công nghệ đó, việc tiếp cận với thiết bị của các nước tiên tiến thì sẽ đơn giản hơn.

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, chúng tôi cũng phân tích, đánh giá rất cẩn thận từng vị trí, thiết bị để có sự hợp lý, đảm bảo yêu cầu sản xuất”, ông Hà cho hay.

Theo ông Hà, các trang thiết bị mới đều hoạt động rất ổn định, độ tin cậy cao, cho ra chất lượng sản phẩm alumin đứng top đầu thế giới.

“Việc sản lượng của nhà máy alumin tăng tưởng từ 10% đế 15% là minh chứng quan trong cho việc các trang thiết bị được thay thế, hiện đại hóa giúp hoạt động sản xuất ổn định”, ông Hà nói.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Bauxite Tây Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Chuyên gia quốc tế nói gì về xe chiến đấu bộ binh XCB-01 của Việt Nam?

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An: Thành tích của Long An có đóng góp to lớn của Bộ Công Thương

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Vinachem

Làm rõ điều kiện là thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Nhiều thỏa thuận hợp tác ký kết tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón