Thứ ba 05/11/2024 08:15

Hiểu đúng về tiền để chi tiêu hợp lý

Nhằm trang bị cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền Bắc kiến thức tài chính giúp thay đổi nhận thức, hình thành những thói quen tốt về tài chính như thanh toán không dùng tiền mặt, chi tiêu hợp lý, tiết kiệm để đầu tư, tránh tín dụng đen… Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp cùng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHKT- ĐHQG) tổ chức cuộc thi “Hiểu đúng về tiền”.

Phát biểu tại lễ phát động cuộc thi “Hiểu đúng về tiền”, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng Trường ĐHKT- ĐHQG - cho biết, giáo dục tài chính hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính và nền kinh tế là tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia. Cuộc thi có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi triển khai cho đối tượng là sinh viên, khi được tăng cường hiểu biết tài chính, sinh viên sẽ là những người tiêu dùng có khả năng so sánh và đánh giá chất lượng các loại hình, sản phẩm tài chính khác nhau để lựa chọn ra sản phẩm phù hợp nhất với tình hình tài chính bản thân.

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng Trường ĐHKT- ĐHQG - phát biểu tại lễ phát động cuộc thi

Giáo dục tài chính đòi hỏi các tổ chức tài chính không ngừng cải tiến và sáng tạo các sản phẩm dịch vụ tài chính để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng tài chính. Đồng thời, cũng khiến thị trường tài chính không ngừng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển và hoàn thiện hơn. “Hơn nữa, nhờ giáo dục tài chính, các cá nhân/hộ gia đình tương lai sẽ có xu hướng tiết kiệm và quản lý ngân sách tốt hơn, giúp gia tăng nguồn lực tiết kiệm trong dân, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho xã hội, tạo hiệu ứng tích cực cho đầu tư và tăng trưởng nền kinh tế” - PGS.TS Nguyễn Trúc Lê nhấn mạnh.

Bà Lê Thị Thúy Sen - Vụ trưởng Vụ Truyền thông NHNN - cũng cho biết: Truyền thông giáo dục tài chính thông qua cuộc thi sẽ giúp sinh viên thay đổi nhận thức, hành vi và hình thành thói quen tài chính tốt trong cộng đồng. Cuộc thi là một hình thức sáng tạo để thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Đồng thời, truyền thông giáo dục tài chính, nhằm thực hiện các đề án của Chính phủ như: Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế; Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công... “Qua cuộc thi các bạn trẻ sẽ lan tỏa kiến thức trong cộng đồng nhằm bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính và giảm thiểu chi phí xã hội” - bà Lê Thị Thúy Sen nói.

Bà Lê Thị Thúy Sen - Vụ trưởng Vụ Truyền thông NHNN - phát biểu tại lễ phát động cuộc thi

Với thông điệp trang bị cho sinh viên “kiến thức kỹ năng tài chính thông minh - smart money”, cuộc thi đặc biệt nhấn mạnh các kiến thức về tài chính, ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt, các sản phẩm cho vay, hạn chế tín dụng đen, đầu tư, chi tiêu, tiết kiệm, hiểu biết về đồng tiền Việt Nam… Cũng theo bà Lê Thị Thúy Sen, giáo dục tài chính không chỉ góp phần trực tiếp gia tăng số lượng người trưởng thành tiếp cận và sử dụng các sản phẩm/dịch vụ tài chính, thúc đẩy tài chính toàn diện mà còn gián tiếp hỗ trợ thực hiện các mục tiêu quốc gia như thúc đẩy luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, tăng tính minh bạch và cạnh tranh lành mạnh cho thị trường tài chính, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện cho mỗi quốc gia, góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện.

Theo thông tin từ Ban tổ chức: Sau lễ phát động ngày 1/10/2020, cuộc thi sẽ bắt đầu diễn ra từ ngày 10 - 24/10/2020 với các vòng thi: Vòng sơ loại (ngày 10/10), Mentor Day (ngày 14/10); vòng bán kết (ngày 17/10) và vòng chung kết diễn ra vào ngày 24/10.

Cuộc thi là một hình thức sáng tạo để thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện

Giải thưởng cuộc thi bao gồm: 1 giải nhất trị giá 20 triệu đồng; 1 giải nhì trị giá 15 triệu đồng; 2 giải ba 5 triệu đồng/giải và một số giải phụ dành cho đội được bình chọn nhiều nhất bởi khán giả, đội cổ vũ được yêu thích nhất, mỗi giải trị giá 5 triệu đồng. Ngoài giải thưởng bằng tiền mặt, các đội dự thi còn được tham gia chương trình đào tạo kiến thức về tài chính ngân hàng, quản lý tài chính cá nhân với các chuyên gia và nhận chứng chỉ của Ban tổ chức.

Hoàng Lan

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số 'vượt trội' Techcombank Mobile

Thẻ trả góp Muadee tung ‘Deal khủng’ cho người dùng Grab, Be, Ví VNPAY

SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ, tăng 46,6%

Tập trung cho vay sản xuất và xuất khẩu, tín dụng 9 tháng MSB tăng 15,1%

BIDV nhận giải thưởng 'Ngân hàng Giám sát tiêu biểu'

9 tháng, nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nam A Bank đã 'cán đích'

Gần 200 chuyên gia bảo mật ngân hàng ‘thực chiến’ chống lại tấn công mạng

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền, số vụ lừa đảo giảm gần 70%

Kết thúc 9 tháng năm 2024, MB tăng trưởng tín dụng 13,5% - gấp 1,8 bình quân ngành

Các ngân hàng sẽ đầu tư 85 tỷ USD cho AI tạo sinh?

Nhiều ngân hàng và tổ chức trung gian thanh toán tiếp tục đẩy mạnh thanh toán xuyên biên giới