Hệ thống truyền tải điện quốc gia: Viết tiếp trang sử mới
Bảo trì đường dây 500 kV
- Xin ông cho biết những thay đổi cơ bản của ĐZ 500 kV Bắc- Nam từ khi đi vào vận hành đến nay?
Tính đến hết tháng 3/2014, EVNNPT đã truyền tải an toàn gần 560 tỷ kWh điện, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 10%/năm. Các chỉ tiêu suất sự cố ĐZ và trạm biến áp (TBA) đều thấp hơn so với các chỉ tiêu được giao, nhiều đội đường dây, TBA trong thời gian qua vận hành an toàn tuyệt đối.
Gần 6 năm qua, EVNNPT đã đầu tư trên 61.000 tỷ đồng, đóng điện đưa vào vận hành an toàn 244 công trình trạm và ĐZ 500 - 220 kV. Riêng năm 2013 và 4 tháng đầu năm 2014, EVNNPT đã đóng điện vận hành nhiều dự án quan trọng như các ĐZ 500 kV Phú Mỹ - Sông Mây; Sông Mây - Tân Định; Vĩnh Tân - Sông Mây; Quảng Ninh - Mông Dương, TBA 500 kV Sông Mây, ĐZ 500 kV Pleilu - Mỹ Phước - Cầu Bông và TBA 500 kV Cầu Bông. Đến nay, hệ thống lưới điện 500 kV không chỉ đấu nối các nhà máy điện và các miền mà còn tạo các mạch vòng đảm bảo cấp điện cho các thành phố lớn và trọng điểm kinh tế như mạch vòng 500 kV Phú Mỹ - Sông Mây - Tân Định - Phú Lâm - Nhà Bè; Sơn La - Hiệp Hòa - Quảng Ninh - Thường Tín - Nho Quan - Hòa Bình.
Năm 1994, lưới điện truyền tải nước ta mới có 1.487 km ĐZ 500 kV; 1.913,7 km ĐZ 220 kV; 5 TBA 500 kV với tổng dung lượng các máy biến áp là 3.655 MVA. Đến nay, cả nước đã có 6.754 km ĐZ 500 kV, tăng hơn 4,54 lần; 11.903 km ĐZ 220 kV, tăng trên 6,2 lần; 97 TBA, trong đó có 21 TBA 500 kV với tổng dung lượng máy biến áp trên 50.000 MVA, tăng 13,7 lần. Mục tiêu phấn đấu của EVN NPT là đến năm 2020 vươn lên hàng đầu châu Á về dịch vụ truyền tải điện. |
Đặc biệt, hai mạch ĐZ 500 kV Bắc - Nam đã được EVNNPT đầu tư nâng dung lượng tụ bù dọc để nâng khả năng tải, vì vậy công suất truyền tải trên 2 mạch ĐZ 500 kV Bắc - Nam có thể lên tới 1.600 – 1.800 MW, sản lượng truyền tải đạt trên 12 tỷ kWh/năm, cao gấp 6 lần so với thiết kế ban đầu. Lưới điện truyền tải quốc gia đã vươn tới 60/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và từng bước kết nối với lưới điện truyền tải của các nước trong khu vực.
Lưới điện truyền tải đã và đang được đầu tư các công nghệ ngày càng hiện đại như ĐZ nhiều mạch, nhiều cấp điện áp, cáp ngầm cao áp 220 kV, trạm GIS 220 kV, hệ thống điều khiển tích hợp bằng máy tính, thiết bị định vị sự cố, giám sát dầu online; hệ thống SCADA…
Hiện tại, việc đầu tư lưới điện vẫn chưa theo kịp nguồn. EVN NPT sẽ làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa ông?
Để hoàn thành sứ mệnh “đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trường điện Việt Nam”, EVNNPT đang tập trung mọi nỗ lực và phương tiện để vận hành an toàn các ĐZ và TBA, đặc biệt là hệ thống ĐZ 500 kV Bắc - Nam trong điều kiện truyền tải cao cho miền Nam. Lưới điện truyền tải đã và đang được đầu tư các công nghệ ngày càng hiện đại như ĐZ nhiều mạch, nhiều cấp điện áp, cáp ngầm cao áp 220 kV, trạm GIS 220 kV, hệ thống điều khiển tích hợp bằng máy tính, thiết bị định vị sự cố, giám sát dầu online; hệ thống SCADA… Phấn đấu đến năm 2020 có một hệ thống lưới điện truyền tải hiện đại và thông minh, lưới điện truyền tải đạt tiêu chuẩn độ tin cậy N-1 đối với toàn hệ thống và N-2 ở các khu vực quan trọng, đáp ứng sản lượng điện truyền tải từ 265 - 275 tỷ kWh/năm; 100% TBA đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường theo ISO 14001; toàn bộ lưới điện truyền tải được trang bị các hệ thống giám sát, định vị sự cố, cảnh báo sự cố online cho các máy biến áp; hoàn thành các quy định, tiêu chuẩn về vận hành lưới điện truyền tải đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống có sự tham gia của nhà máy điện hạt nhân;
Xin cảm ơn ông!
Ngọc Loan (thực hiện)