Thứ sáu 16/05/2025 17:35

Hậu Covid-19 có hơn 200 triệu chứng

Theo Bộ Y tế, có tới 203 triệu chứng khác nhau của hậu Covid-19. Những triệu chứng có thể xuất hiện sau khi người bệnh hồi phục, hoặc tồn tại dai dẳng, thậm chí tái phát.

Những triệu chứng hậu Covid-19 phổ biến nhất là: Mệt mỏi, khó thở, đau cơ xương khớp, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, suy giảm nhận thức, rối loạn giấc ngủ, ho, đau ngực…

Người cao tuổi, người có bệnh nền cần chú ý khám hậu Covid-19

Theo chuyên gia y tế, khi các dấu hiệu, triệu chứng của hậu Covid-19 làm sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài, tác động đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội, người dân cần đi khám sức khỏe.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đa khoa hoặc chuyên khoa thực hiện khám bệnh, chữa bệnh hậu Covid-19 theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cấp phép.

Người dân không sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không được cấp phép lưu hành sản phẩm hay các bài thuốc truyền miệng hoặc theo nguồn tin không chính thống để chữa bệnh.

Nắm bắt tâm lý lo lắng hậu Covid-19 của người dân, thời gian qua, nhiều cơ sở y tế đã tung ra các gói khám hậu Covid-19 với giá từ vài trăm đến vài triệu đồng, trong đó bao gồm những dịch vụ không cần thiết.

Trước thực trạng này, Bộ Y tế giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Thanh tra Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, y tế các Bộ, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc và cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn về hoạt động chuyên môn, thông tin, quảng cáo khám chữa bệnh để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, chấn chỉnh, xử lý nếu có vi phạm.

Đồng thời giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phối hợp với các Vụ, Cục liên quan, các nhà chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, cập nhật, đề xuất ban hành hướng dẫn chuyên môn và triển khai tập huấn để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người bệnh.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo, những trường hợp F0 cần phải đi khám ngay sau khi khỏi bệnh bao gồm: Có bệnh lý nền; tuổi > 60 tuổi; từng phải điều trị tại khoa cấp cứu, hồi sức tích cực khi mắc Covid-19; đối tượng khác nhưng có triệu chứng nặng nề hoặc bất thường.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà sau khi khám xong, bác sỹ sẽ chỉ định làm xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán, tránh lãng phí các thăm dò không thực sự cần thiết cho người bệnh.

Thông thường, người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm cơ bản như: Máu, nước tiểu, điện tim, chụp X-quang tim phổi, siêu âm tim và một số thăm dò sâu hơn nếu cần thiết (ví dụ cắt lớp phổi…).

Tin cùng chuyên mục

Dược phẩm Hoa Linh: Gieo mầm xanh, hướng tới phát triển bền vững

Bộ Y tế: 25% người trưởng thành thừa cân, béo phì

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn