Thứ hai 18/11/2024 00:21

Hàng nghìn đồng bào Chăm Ninh Thuận đón Lễ hội Kate

Hàng nghìn đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn ở tỉnh Ninh Thuận đã vui đón Lễ hội Katê được tổ chức từ ngày 1 đến 3/10 vừa qua.

Không gian lễ hội diễn ra tại các đền, tháp Chăm và các làng Chăm theo đạo Bà La Môn thuộc 3 huyện Ninh Phước, Thuận Nam, Thuận Bắc và thôn Thành Ý (xã Thành Hải, TP Phan Rang - Tháp Chàm).

Tương truyền, nữ thần Pô Nưgar đã có công dạy người Chăm trồng bông, dệt vải, trồng trọt, chăn nuôi xây dựng cuộc sống gia đình no ấm. Tại lễ hội này, người Chăm ở khắp nơi mang theo lễ vật đi cúng lễ để cầu mong một năm mới sức khoẻ, công việc làm ăn phát đạt.

Người dân tộc Chăm dâng lễ lên Tháp theo phong tục cổ truyền. (Ảnh tư liệu)

Theo ông La Văn Điểm, Trưởng ban tổ chức lễ hội Katê, lễ hội năm nay diễn ra trong không khí thuận lợi. Từ ngày 1/10 bà con đã tập trung về sân vận động xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước) để cùng nhau múa hát ăn mừng.

Lễ hội Katê có nguồn gốc từ tín ngưỡng Bà La Môn, mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm Pa cổ đại. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong mưa thuận gió hòa mà còn là dịp để cộng đồng người Chăm sum họp, giao lưu và khẳng định bản sắc dân tộc. Nghi lễ rước y trang Pô Inư Nưgar là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của lễ hội. Y trang được làm bằng chất liệu lụa, thêu họa tiết tinh xảo, tượng trưng cho thần Mẹ xứ sở. Nghi lễ rước y trang diễn ra trong không khí trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính của người Chăm đối với thần linh.

Ông Nguyễn Long Biên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho hay Katê là lễ hội mang những giá trị độc đáo, đặc sắc gắn liền với đời sống tâm linh, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, lao động sản xuất, được duy trì và phát triển trong cộng đồng đã trở thành nét đẹp, bản sắc văn hóa của dân tộc Chăm.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận mong muốn các vị chức sắc, chức việc với khả năng và uy tín tiếp tục tuyên truyền, động viên đồng bào Chăm cùng gìn giữ và phát huy những giá trị độc đáo của Lễ hội Katê cũng như các lễ hội truyền thống khác của người Chăm trên địa bàn; tạo cơ hội để văn hóa Chăm, văn hóa Ninh Thuận được quảng bá đến bạn bè và du khách gần xa.

Ông Nguyễn Long Biên đề nghị các cấp, ngành, địa phương tiếp tục có những hành động, việc làm thiết thực, cụ thể để đồng hành, bảo tồn di sản văn hóa Chăm, bảo tồn và phát triển Lễ hội Katê thời gian tới; nâng tầm quy mô tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng chào mừng, góp phần đưa Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận xứng tầm với quy mô và giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn ở Ninh Thuận hiện có hơn 50.000 người, sinh sống tập trung chủ yếu ở các huyện Ninh Phước, Thuận Nam, Thuận Bắc và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm.

Xuyến Chi
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Ninh Thuận

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương

Lạng Sơn thông báo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quý III/2024

Quảng Nam: Khu điều trị kỹ thuật cao “đứng bánh” vì thiếu trang thiết bị y tế

Thừa Thiên Huế: Hội nghị triển khai phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Khai mạc Lễ hội Kanagawa Festival 2024 tại Đà Nẵng

Thanh Hóa: 400 cán bộ, chiến sĩ bảo đảm an ninh Lễ Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Phương án sắp xếp hành chính tỉnh Nam Định: Giảm 1 huyện và 51 xã

Gia Lai: Khẩn trương khắc phục sự cố thủng đập thuỷ lợi Ia Ring

Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Đặng Khánh Toàn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định

Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 1 đã bàn giao 97,7% mặt bằng

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện

Quảng Ninh: Khơi dậy tiềm năng, phát triển công nghiệp văn hóa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc

Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga làm Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang

Ông Ngô Công Thức được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Gia Lai: Ngầm tràn ngập do mưa lớn kéo dài khiến 200 hộ dân bị cô lập

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024