Chủ nhật 22/12/2024 09:08

Hàng năm có hàng chục nghìn phụ tùng, tem, dầu nhớt giả mạo thương hiệu Honda

Hàng năm có hàng chục nghìn phụ tùng giả mạo thương hiệu Honda như má phanh, dây phanh,... ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của khách hàng và tuổi thọ của xe.

Ngày 20/9/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh, đại diện pháp lý tại Việt Nam của Công ty Honda Motor tổ chức Hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật - giả của Honda.

Toàn cảnh Hội nghị do Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tổ chức. Ảnh: Quốc Huy

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe và thực hành cách thức phân biệt hàng thật - hàng giả các sản phẩm của hãng Honda. Đây là những thông tin hữu ích, thiết thực đối với công tác kiểm tra, phát hiện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ của các lực lượng thực thi.

Phát biểu khai mạc, ông Lê Thế Anh -Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa - nhấn mạnh, thời gian qua Cục Quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý quyết liệt nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tuy nhiên tình hình gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn diễn biến phức tạp.

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Quốc Huy

Hiện nay, việc làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các nhãn hàng đang diễn ra hàng ngày trên thị trường và ngày càng tinh vi, gây không ít khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc phát hiện, kiểm tra và xử lý. Do đó cần sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời của các đơn vị chủ thể quyền, đơn vị sản xuất từ khâu nhận diện dấu hiệu vi phạm đến khâu xác minh, giám định làm căn cứ xử lý vi phạm.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa Lê Thế Anh phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Quốc Huy

Đại diện Công ty Honda Việt Nam cho biết, hàng năm có hàng chục nghìn phụ tùng giả được thu giữ, tập trung vào nhóm tính năng an toàn như má phanh, dây phanh, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của khách hàng và tuổi thọ của xe. Cùng với đó, tem, dầu nhớt, biển hiệu không đúng quy cách cấu trúc của Honda Việt Nam cũng được làm giả rất tinh vi và buôn bán trên thị trường.

Tại buổi tập huấn, ông Nguyễn Thế Nam - chuyên viên Công ty Luật TNHH Phạm & Liên doanh - đã trao đổi, hướng dẫn một số cách nhận biết để phân biệt hàng thật - hàng giả đối với các sản phẩm của Honda Việt Nam, tập trung vào các nhóm chính gồm: Nhãn hiệu ô tô xe máy, phụ tùng, dầu nhờn, thiết kế cửa hàng, vi phạm kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu đối với một số dòng xe máy của Honda. Đồng thời, giới thiệu về quy định mới của Luật Sở hữu trí tuệ và một số vấn đề pháp lý liên quan đến xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ.

Tìm hiểu dấu hiệu, phân biệt hàng thật, hàng giả của nhãn hiệu Honda. Ảnh: Quốc Huy

Qua buổi tập huấn, công chức Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa được cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng, thuận lợi trong việc nhận diện phân biệt, kiểm tra và xử lý các sản phẩm giả mạo mang nhãn hiệu Honda đang lưu hành trên thị trường trong quá trình thực thi công vụ, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Quốc Huy
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Đà Nẵng: Quý IV/2024, xử lý 28 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

Quảng Ninh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh thương mại