Thứ ba 05/11/2024 13:23

Hải Quan Hải Phòng xử lý 5764 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Bám sát định hướng của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo 389/TW, và Tổng cục Hải quan trong nhiệm vụ kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã tăng cường kiểm soát tại các cửa khẩu, các tuyến cảng biển và thu được những kết quả đáng khích lệ.
Mặt hàng dễ phát sinh vi phạm sở hữu công nghiệp là đồ điện, điện tử...

Theo báo cáo mới đây của Cục hải quan Hải Phòng, từ đầu năm đến nay Hải quan Hải Phòng đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 5764 vụ nhập khẩu hàng hóa nằm trong nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (giảm 1802 vụ - khoảng 24%) so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó xử phạt tại cấp Chi cục là 5654 vụ, xử phạt tại cấp Cục và chuyển Chủ tịch UBND ra quyết định xử phạt là 102 vụ, tổng số tiền thu phạt nộp ngân sách nhà nước là 12.500 triệu đồng. Chuyển bán đấu giá 137 lô hàng trị giá 72,4 tỷ đồng và đã ra quyết định khởi tố 09 vụ…

Một số tuyến vận tải biển chuyên chở hàng hóa có dấu hiệu phát sinh vi phạm sở hữu trí tuệ, kiểu dáng, gian lận xuất xứ… đi qua các cảng trên địa bàn Hải phòng, thường có điểm xuất phát từ quốc gia thuộc Châu Phi, Trung Á, hoặc các cảng có hoạt động trung chuyển từ Hồng Kông, Singapore, Malaysia và nhiều cảng thuộc Trung Quốc.

Các loại hàng hóa trong nhóm phát sinh nhiều vi phạm về gian lận thương mại thường là các mặt hàng có thuế suất cao, hàng tiêu dùng (rượu ngoại, thuốc lá ngoại, thuốc tân dược, mỹ phẩm, vải…). Nhóm các mặt hàng dễ phát sinh vi phạm sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, mác nhãn, chỉ dẫn địa lý, xuất xứ, chất lượng gồm hầu hết các loại hàng tiêu dùng phổ thông như đồ điện, điện tử, mỹ phẩm, dược phẩm, Các loại ma tuý, tiền chất gây nghiện, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, vật nuôi, sản phẩm động vật, gia cầm đông lạnh…

Các đối tượng vi phạm gian lận thương mại thường lợi dụng những điểm còn bất cập trong quy trình thủ tục hải quan điện tử, để trốn tránh việc kiểm tra thực tế hàng hoá. Không khai báo hoặc khai báo không đúng tên hàng, mã số, trị giá, xuất xứ, số trọng lượng, hoặc giấu hàng cấm, hàng bị điều chỉnh bởi các Công ước Quốc tế với thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu những loại hàng hoá có dấu hiệu nhái kiểu dáng, tên thương hiệu các sản phẩm được ưa chuộng. Tuy nhiên, trên hàng không ghi đầy đủ nội dung nhãn hàng hoá và xuất xứ nhằm mập mờ gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.

Quốc Cường
Bài viết cùng chủ đề: Gian lận thương mại

Tin cùng chuyên mục

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Đám cháy lớn bao trùm hiệu sách nhân dân thành phố Thanh Hóa

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình

Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Quảng Ninh: Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Hòa mình vào Hội Mùa vàng để khám phá vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa độc đáo vùng Đông Bắc

Hà Tĩnh: Chủ động xả tràn hồ chứa nước ứng phó với mưa lớn

Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển