Thứ tư 27/11/2024 10:46

Hải Phòng thực hiện chương trình bình ổn thị trường 8 nhóm mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Chương trình thực hiện bình ổn thị trường đối với 8 nhóm hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu đáp ứng cho khoảng hơn 2 triệu người dân trong TP Hải Phòng.

Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TP Hải Phòng cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các nhóm hàng thuộc hàng bình ổn bao gồm lương thực, thực phẩm thiết yếu, gồm: gạo, gia vị, dầu ăn, thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy hải sản, rau, củ

Chương trình nhằm góp phần điều hòa và cân đối cung- cầu, bình ổn thị trường hàng hóa và an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu của nhân dân TP về các mặt hàng thiết yếu cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán 2023; đồng thời gắn với việc thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Theo đó, các nhóm hàng hóa trong chương trình bình ổn là các sản phẩm sản xuất trong nước, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp, có nguồn cung dồi dào tham gia cân đối cung - cầu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân TP cả trong trường hợp xảy ra biến động thị trường.

Đồng thời, thúc đẩy phát triển hệ thống phân phối, đa dạng hóa mô hình mạng lưới điểm bán nhằm đảm bảo hàng hóa trong Chương trình được phân phối đến người tiêu dung một cách thuận lợi, nhanh chóng; đặc biệt tại các huyện ngoại thành, hải đảo, khu- cụm công nghiệp, chợ truyền thống, khu lưu trú công nhân trên địa bàn thành phố.

Nguồn cung gạo của TP Hải Phòng đủ đáp ứng nhu cầu của người dân

Ngoài ra còn kết nối các cơ sở sản xuất với hệ thống phân phối trên địa bàn thành phố, nhằm giải quyết đầu ra cho các cơ sở sản xuất và cung ứng hàng hóa ngày càng dồi dào cho thị trường.

Như nhu cầu tiêu dùng gạo của TP.Hải Phòng hiện khoảng hơn 18 nghìn tấn/tháng, trong khi sản lượng sản xuất khoảng hơn 20 nghìn tấn/tháng. Ngoài ra, gạo còn được khai thác từ các tỉnh lân cận thuộc khu vực phía Bắc và nhập khẩu từ nước ngoài. Đối với thịt lợn, nhu cầu tiêu dùng khoảng hơn 3600 tấn tháng, trong khi nguồn cung của thành phố mới đạt hơn 2600 tấn/tháng (đạt được khoảng 71% nhu cầu tiêu dùng….ước tính lượng hàng hóa tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích tham gia Chương trình đáp ứng 35% nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn thành phố trong 1 tháng.

Đối tượng tham gia Chương trình là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã; các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn TP hoạt động theo Luật Tổ chức tín dụng, đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký tham gia, chấp hành các quy định của Chương trình và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Các cơ sở đăng ký tham gia phải có ngành nghề sản xuất, kinh doanh phù hợp với các nhóm hàng trong Chương trình, có thương hiệu, uy tín, năng lực sản xuất, có nguồn hàng cung ứng cho thị trường với số lượng ổn định và xuyên suốt thời gian thực hiện Chương trình. Phải cam kết sản xuất, cung ứng hàng hóa tham gia Chương trình đúng chủng loại, đủ số lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ và nhãn mác sản phẩm, niêm yết giá theo quy định, bán đúng theo giá thông báo của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn nguyên liệu, sản xuất, dự trữ hàng hóa đầy đủ để cung ứng và giữ ổn định giá bán trong thời gian 2 tháng trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

UBND TP giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp các sở, ngành chức năng, các quận, huyện và các đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường và tình hình cung - cầu hàng hóa để kịp thời tham mưu cho UBND TP chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện triển khai nhiệm vụ bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân.

Trong quá trình thực hiện chương trình các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát công tác sản xuất, chuẩn bị nguồn hàng, cung ứng hàng hóa phục vụ bình ổn thị trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng thiết yếu; tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, giám sát thị trường đối với các vấn đề về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn TP…

Trong trường hợp các cơ sở đăng ký thực hiện Chương trình không đủ đáp ứng nhu cầu hàng hóa dự trữ phục vụ công tác cân đối cung – cầu, ổn định thị trường. Thành phố sẽ chỉ định, giao nhiệm vụ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh có ngành nghề liên quan thực hiện việc sản xuất, kinh doanh và dự trữ.

Chương trình được thực hiện đến hết tháng 5/2023

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hải Phòng

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại