Thứ hai 25/11/2024 10:52

Hà Nội truy xuất nguồn gốc thủy sản bằng ứng dụng mã QRcode

Ngày 31/10, Chi cục Thủy sản Hà Nội ban hành Kế hoạch số 432/KH-CCTS triển khai ứng dụng mã QRcode, thực hiện minh bạch thông tin điện tử cho sản phẩm thủy sản trên địa bàn thành phố.
Ảnh minh họa

Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, qua rà soát, toàn thành phố có 30.840ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Năm 2017, diện tích nuôi trồng thủy sản của thành phố là 21.200ha; Sản lượng ước đạt 120.000 tấn; số lượng hộ nuôi là 23.980 hộ. Hầu hết các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố theo hình thức nhỏ lẻ.

Tại các vùng nuôi trồng thủy sản phát triển như: Ứng Hòa, Chương Mỹ, Thanh Oai... đã tiến hành triển khai cho các hộ nuôi trồng thủy sản ban đầu nhỏ lẻ ký bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, hầu hết UBND xã đều chưa triển khai việc kiểm tra giám sát sau ký cam kết, vì vậy, chưa có đánh giá chính xác về việc chấp hành theo các quv định về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các hộ nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, do thói quen sử dụng thủy sản tươi sống của người dân Hà Nội, việc gắn mã vào các đối tượng thủy sản tươi sống là rất khó và tốn nhiều chi phí cho người kinh doanh thuỷ sản tươi sống...

Trước thực trạng trên, Chi cục Thủy sản Hà Nội đưa ra giải pháp nhằm kiểm soát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong đó ứng dụng mã QRcode. Theo đó, hướng dẫn hộ nuôi, cơ sở thu gom, kinh doanh thủy hải sản tươi sống, cơ sở sơ chế, chế biến thực hiện lưu giữ thông tin để đảm bảo khả năng nhận diện. Đối với các loài thủy hải sản đặc sản, hỗ trợ hộ nuôi gắn thiết bị nhận diện vào vây cá. Đối với các loại cá truyền thống sẽ hỗ trợ cho các cơ sở thu mua, kinh doanh thủy hải sản tươi sống, hệ thống sục khí trong túi bảo quản thủy sản. Hỗ trợ tem nhận diện sản phẩm gắn vào mỗi túi bơm oxy và bảo quản cá được tươi sống trong túi. Đối với cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản sẽ hỗ trợ tem nhận diện sản phẩm...

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng