Chủ nhật 29/12/2024 03:43

Hà Nội tiêu hủy 15 tấn hàng không rõ nguồn gốc trị giá 8,4 tỷ đồng

Ngày 10/3, Cục Quản lý thị trường Hà Nội tiến hành tiêu hủy khoảng 15 tấn hàng không rõ nguồn gốc, trị giá 8,4 tỷ đồng.

Theo đó, số hàng hóa bị tiêu hủy đợt 01 gồm: 2.745kg sản phẩm thực phẩm chức năng, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, dầu gội đầu, sữa tắm…; 1.320kg khí N20 (bóng cười); 800kg hàng hóa là xe máy điện (không có ắc quy), bút camera, cục định vị, kính mắt camera, củ sạc camera, móc khóa ghi âm; 130kg rượu không rõ nguồn gốc; 525kg hàng hóa xăng; 6.500kg hàng hóa là trụ bơm xăng dầu, cột bơm khí, thùng chứa khí hóa lỏng (5m3), thùng chứa bằng kim loại, bật lửa, ắc quy xe máy điện, cân đĩa, máy đóng túi, máy dán túi, máy nén khí, đồng hồ, máy dập date, máy hàn nhiệt, cục nóng lạnh điều hòa, dao cắt xì gà, máy may, máy vắt sổ…

Hàng được đưa đến nơi tiêu hủy

Ông Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nộicho biết, hàng hóa vi phạm nằm trong diện tiêu hủy là các sản phẩm kém chất lượng, giả mạo nhãn hiệu, hàng cấm lưu hành và sản phẩm gây hại cho sức khỏe, môi trường… lưu thông trên thị trường, bị thu giữ từ đầu năm 2020 đến nay. Riêng lô hàng nước hoa có giá trị tới khoảng 6 tỷ đồng; lô hàng điện thoại đã qua sử dụng có giá trị gần 1 tỷ đồng.

Công tác tiêu hủy hàng được giám sát chặt chẽ

Việc tiêu huỷ được thực hiện và giám sát chặt chẽ bởi Hội đồng xử lý tiêu huỷ tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu năm 2020, gồm: đại diện Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội, Sở Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân, Công an TP. Hà Nội. Toàn bộ số hàng hoá được tiêu huỷ tại Công ty CP Môi trường đô thị và Công nghiệp 11 (Urenco) (địa chỉ: xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên).

Rất nhiều nước hoa, mỹ phẩm các loại không rõ nguồn gốc bị tiêu hủy

Việc xử lý tiêu huỷ tang vật vi phạm hành chính không đảm bảo điều kiện lưu thông trên thị trường nhằm hạn chế các loại hàng hoá kém chất lượng, giả mạo nhãn hiệu và ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm nhập lậu đang lưu thông tại huyện Cao Lộc

Năm 2024, Quản lý thị trường TP. Cần Thơ phát hiện 578 vụ vi phạm

Bắc Giang: Liên tiếp phát hiện vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Quản lý thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Bình: Xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm