Chủ nhật 29/12/2024 18:21

Hà Nội: tạm giữ gần 03 tấn nguyên liệu thuốc và thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc

Quản lý thị trường Hà Nội cùng các lực lượng chức năng tạm giữ gần 03 tấn nguyên liệu thuốc và thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ tại Times City.

Cụ thể, ngày 23/2, Đội Quản lý thị trường số 01 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) chủ trì, phối hợp Cục cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội tiến hành kiểm tra điểm tập kết kinh doanh hàng hoá tại địa chỉ P2.11.12, Park 2, Khu Đô thị Times City, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã tạm giữ gần 1 tấn bao bì tem nhãn và gần 2 tấn thành phẩm, nguyên liệu thuốc và thực phẩm chức năng tương đương hàng triệu viên các loại hình viên nhộng. Tất cả các viên thuốc được đựng trong các túi lớn, không có bao bì nhãn mác. Chủ cơ sở cũng không xuất trình được các giầy tờ hợp pháp liên quan đến kinh doanh các loại hàng hóa trên.

Chủ lô hàng được xác định là bà N.T.K.A (SN1991), trú quán tại một căn hộ thuộc Park9, Khu đô thị Times City, Mai Động, Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Khai nhận ban đầu, đối tượng cho biết đây là các loại thuốc về lợi tiểu và liên quan đến đường tiêu hóa.

Ông Hoàng Đại Nghĩa, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết: lực lượng chức năng phải mất rất nhiều thời gian để xác minh và kiểm tra được đối tượng bởi sự tinh vi trong cách thức giao dịch. Lợi dụng sự chặt chẽ trong khâu an ninh, cộng với giá thuê nhà hiện đang xuống thấp, đối tượng thường xuyên thay đổi các điểm chứa trữ hàng hóa từ nơi này sang nơi khác để đánh lạc sự chú ý của người dân cũng như cơ quan chức năng. Mọi sự dịch chuyển đều diễn ra nhanh chóng và chuyên nghiệp bằng cách đóng thùng, sử dụng thang máy và xe tải chờ sẵn ở chân tầng hầm và chuyển sang địa điểm khác.

Ông Nghĩa cho biết: “Thậm chí trong vòng vài giờ, đối tượng đã xóa sạch dấu vết ở địa điểm mà chúng tôi xác định sau đó chuyển sang một điểm khác gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng QLTT trong xác minh thông tin để kiểm tra chính xác”.

Toàn bộ số hàng đang được niêm phong và tiếp tục làm rõ

Cũng theo tìm hiểu của lực lượng chức năng, đối tượng thường xuyên sử dụng các căn hộ cao cấp làm điểm tập kết hàng hóa. Mọi thông tin, giao dịch chốt đơn đều được thực hiện thông qua mạng xã hội Facebook với tên "Kiều Anh Nguyên (Elly San)" và vận chuyển thông qua ship code nên việc xóa dấu vết rất nhanh.

Hiện, lực lượng chức năng đang tiến hành xác minh thông tin về hàng hóa được chứa trữ tại điểm tập kết cũng như làm việc với đối tượng vi phạm để làm căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là một trong vụ việc điển hình của Đề án chống hàng giả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử mà lực lượng QLTT đang triển khai thực hiện.

Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 1 đã đột xuất kiểm tra căn hộ trên tầng 18 Toà nhà HANOI CENTER POINT số 27 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, TP.Hà Nội, phát hiện một kho thuốc tây do nước ngoài sản xuất.

Với diện tích khoảng 100m2, tất cả mọi ngóc ngách trong căn hộ từ nhà vệ sinh, tủ bát, phòng ngủ hay bất cứ góc trống đều được tận dụng để chứa trữ các mặt hàng thuốc tây. Các loại thuốc ở đây chủ yếu là mặt hàng như thuốc kháng sinh Tavanic, Thuốc chữa ung bướu Femera, Thuốc chữa đau đầu Depakin, Thuốc huyết áp Plavix, Thuốc điều trị mỡ máu Crestor, Thuốc trị tiểu đường các loại… do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

Chủ lô hàng được xác định là ông N.T.T sinh năm 1994, quê quán Đồng Nai. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở kinh doanh của ông N.T.T chưa đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định. Chủ hàng khai nhận toàn bộ số thuốc trên không có hoá đơn, chứng từ và được mua trôi nổi xung quanh “Chợ thuốc Hapulico” với giá rẻ rồi về bán lại kiếm lời. Kiểm tra thực tế, lực lượng quản lý thị trường ghi nhận 147.962 đơn vị thuốc các loại đồng thời tiến hành thủ tục tạm giữ để tiếp tục xác minh, làm rõ.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, Quản lý thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện 663 vụ vi phạm

Lạng Sơn: Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm nhập lậu đang lưu thông tại huyện Cao Lộc

Năm 2024, Quản lý thị trường TP. Cần Thơ phát hiện 578 vụ vi phạm

Bắc Giang: Liên tiếp phát hiện vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Quản lý thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Bình: Xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas