Chủ nhật 11/05/2025 08:43

Hà Nội: Phát hiện cơ sở kinh doanh sản phẩm làm đẹp có dấu hiệu hàng giả

Cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có dấu hiệu hàng giả tại huyện Hoài Đức.

Cụ thể, Đội Quản lý thị trường số 24 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp với Công an quận Bắc Từ Liêm, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, tiến hành kiểm tra điểm kinh doanh hàng hóa (tại địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà Time Coffee, số 117 Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội).

Đội Quản lý thị trường số 24 đang kiểm tra các sản phẩm thực phẩm chức năng nghi làm giả

Tại thời điểm kiểm tra, điểm kinh doanh này đang có 12 nhân viên đang thực hiện hoạt động kinh doanh đăng bài, chốt đơn và đóng gói hàng hóa.

Kiểm tra thực tế hàng hóa tại điểm kinh doanh, Đội Quản lý thị trường số 24 và Công an quận Bắc Từ Liêm phát hiện, tại cửa hàng có 70 hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lady hỗ trợ săn chắc vòng ngực (20 viên/hộp). Trên nhãn sản phẩm có ghi các nội dung thực phẩm bảo vệ sức khỏe LADY; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm là Công ty TNHH SUPHARMCO (địa chỉ: Tầng 4, DV01-LK32 khu đất dịch vụ Đìa Lão, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội).

Các sản phẩm đang được lực lượng chức năng bàn giao lại sang Cơ quan điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm để tiếp tục xác minh làm rõ

Lực lượng chức năng còn phát hiện thêm 21 hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vinslim V3 hỗ trợ tăng cường chuyển hóa chất béo, hỗ trợ giảm béo (20 viên/hộp); chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm Công ty TNHH Thương mại GENIX (địa chỉ: Tầng 5, số 8 ngõ 80 phố Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội); 46 hộp Collagen Firming Sleeping Mark (4ml/gói x 20 gói/hộp) do nước ngoài sản xuất, có nhãn bằng tiếng nước ngoài.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ số hàng hoá nói trên đã không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến số hàng hóa này. Khai nhận với lực lượng chức năng, chủ hàng cho biết, đã thuê địa điểm Tầng 4, Tòa nhà Time Coffee để kinh doanh online trên mạng xã hội Facebook.

Đại diện Công ty TNHH SUPHARMCO khẳng định, 70 hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe LADY trên không phải là sản phẩm của công ty và cũng không ủy quyền phân phối sản phẩm trên cho chủ số hàng đang được kiểm tra.

Nhận thấy vụ việc kinh doanh các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên có dấu hiệu về buôn bán hàng giả là thực phẩm, Đội Quản lý thị trường số 24 đã bàn giao lại toàn bộ hồ sơ vụ việc và hiện trạng hàng hóa tại điểm kinh doanh cho Cơ quan điều tra - Công an quận Bắc Từ Liêm, để tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Chiến dịch 'làm sạch' thị trường sữa, dược phẩm tại Thanh Hóa

Thủ đoạn mới cất giấu ma túy qua tuyến hàng không

Hà Nội: Tạm giữ gần 11 tấn thịt và nội tạng bò đông lạnh

Kiện toàn bộ máy Chi cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ

Hà Nội tạm giữ hơn 18 tấn gà đông lạnh không rõ nguồn gốc

Kiện toàn Ban chỉ đạo 389 các cấp sau sáp nhập tỉnh

Cục trưởng Trần Hữu Linh nêu thủ đoạn mới của đối tượng sản xuất sữa, thuốc giả

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Hải quan siết chặt quản lý nhập khẩu khí N2O

Cảnh báo về ma túy Fentanyl, Hải quan siết chặt kiểm tra

Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu qua tuyến hàng không

Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập 'hàng rào' kiểm soát

Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?

Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt