Hà Nội: “Điểm sáng” trong công cuộc xây dựng Thành phố thông minh

Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, diện mạo, đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước, xứng đáng là trái tim của Tổ quốc, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
ha noi diem sang trong cong cuoc xay dung thanh pho thong minh

Đáng chú ý nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ hướng đến xây dựng TP thông minh đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi.

Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội (1/8/2008 - 1/8/2018) vào ngày 22/6 vừa qua. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng nhấn mạnh: Phải lấy kinh tế trí thức làm chủ đạo để phát triển Thủ đô hơn nữa trong thời gian tới. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phải khẳng định vị trí của Hà Nội trong khu vực Đông Nam Á bằng cách ưu tiên chính sách xã hội hóa, quản lý nhà nước; tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp phải vào cuộc, là cầu nối giữa chính quyền TP và doanh nghiệp.

Giai đoạn 2008-2017, TP đã đã đặc biệt quan tâm đến hoạt động khoa học – công nghệ, thể hiện rõ nét qua việc TP đã thẩm định công nghệ 257 hồ sơ dự án đầu tư trong các lĩnh vực: Xử lý chất thải, hiện đại hóa các cơ sở y tế, các dây truyền chế biến thực phẩm. Đã cấp giấy chứng nhận đăng ký 74 hợp đồng chuyển giao công nghệ, trợ giúp kỹ thuật; cấp mới giấy chứng nhận hoạt động khoa học - công nghệ cho 366 tổ chức; giấy chứng nhận hoạt động khoa học - công nghệ cho 44 doanh nghiệp; đồng thời, giúp các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp và địa phương xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm truyền thống nhằm nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm.

Cũng trong 10 năm qua, ngành đã tổ chức hướng dẫn, tư vấn xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho trên 355 tổ chức và cá nhân trên địa bàn. Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho 23 sản phẩm đặc sản của làng nghề truyền thống. Hỗ trợ tích cực trong việc áp dụng tiêu chuẩn ISO. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai tới 100% các cơ quan sở, ngành và quận, huyện, thị xã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2000, 135 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến ISO 14.000 về môi trường 106 doanh nghiệp được hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý ISO 22.000 về an toàn vệ sinh thực phẩm. Khoa học và công nghệ thực sự trở thành đòn bẩy, động lực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Nằm trong mục tiêu xây dựng TP Thông minh, TP cũng đang xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu dân cư. Sắp tới TP sẽ tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu DN, đất đai… Đối với vấn đề xây dựng chính quyền điện tử, TP đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục… Mục tiêu là xây dựng chính quyền điện tử và hướng tới xây dựng TP thông minh.

Xây dựng TP thông minh là ứng dụng thành tựu của CNTT để giải quyết một số vấn đề cấp bách của đô thị. Để xây dựng TP thông minh, Hà Nội bắt đầu bằng giao thông thông minh. TP đã triển khai thí điểm ứng dụng tìm kiếm và thanh toán phí trông giữ xe ô tô qua điện thoại di động (iParking) tại hai tuyến phố Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Sau thời gian thí điểm, mô hình này được nhân rộng ra 9 tuyến phố thuộc 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng. Cùng thời gian này, TP đã giao Tập đoàn FPT xây dựng hệ thống giao thông thông minh. Tháng 4/2018, thành phố đầu tư Trung tâm Giám sát hệ thống thoát nước TP và thử nghiệm phần mềm HSDC Maps - cảnh báo úng ngập và gợi ý chỉ đường trên điện thoại thông minh. Phần mềm này có thể tương tác với người dân qua chức năng gửi thông tin sự cố về trung tâm để xử lý.

Trong lĩnh vực môi trường, từ đầu năm 2016, Hà Nội đã vận hành 2 trạm quan trắc chất lượng không khí; công bố thông tin về chất lượng môi trường không khí; thu thập cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và lập quy hoạch, chính sách về bảo vệ môi trường Thủ đô. Toàn bộ thông tin đã được đưa lên Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội để người dân truy cập. Cuối năm 2017, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết số 11/2017/ NQ-HĐND về việc điều chỉnh chương trình mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố giai đoạn 2016-2020, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Nghị quyết nêu rõ, Hà Nội xây dựng thành phố thông minh bằng việc hình thành Trung tâm Điều hành thông minh TP Hà Nội và một số thành phần cơ bản của TP thông minh (giao thông, y tế, du lịch, giáo dục, năng lượng, môi trường thông minh...) và điều chỉnh mức kinh phí thực hiện...

Hướng tới đẩy mạnh CNTT định hình chính quyền điện tử, ngay sau hợp nhất TP đã quyết liệt chỉ đạo, xây dựng và triển khai nhiều chương trình ứng dụng CNTT trên toàn địa bàn. Nhờ cố gắng không ngừng, đến nay, mạng diện rộng TP đã kết nối tới 100% sở, ngành, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn; 100% sở, ngành, UBND cấp huyện có máy chủ quản trị mạng. 100% sở, ngành, UBND cấp huyện, xã có mạng LAN, Internet kết nối tới mọi phòng, ban và đã sử dụng phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc, phần mềm một cửa điện tử; thiết lập hệ thống thư điện tử công vụ cho 100% cán bộ công chức để trao đổi công việc… Việc giải quyết hồ sơ hành chính nhiều lĩnh vực như xây dựng, quy hoạch, đăng ký kinh doanh luôn được quan tâm cải tiến…

Cùng với đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giải quyết công việc của cơ quan, một kết quả nổi bật nhất của TP trong ứng dụng CNTT vào CCHC là đã triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến tới tận cấp xã để đẩy nhanh giải quyết TTHC cho người dân. Nếu 2007, toàn TP mới có 13 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 thì nay đã có 337 dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 169 dịch vụ công trực tuyến mức 4.

Trong hội nghị tổng kết, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho rằng, sự phát triển vượt bậc của Hà Nội trong 10 năm qua đã cho thấy tính đúng đắn, tầm nhìn chiến lược, ý nghĩa lịch sử, thực tiễn lâu dài của chủ trương mở rộng địa giới hành chính đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhờ những bước tiến mạnh mẽ trong ứng dụng CNTT, nền tảng chính quyền điện tử tại TP đã cơ bản hình thành và làm cơ sở xây dựng TP thông minh.

Ánh Nguyệt
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII

Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII

Thành ủy Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức “Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII năm 2024”.
Bến Tre: Sắp tới ưu tiên thu hút đầu tư những dự án nào?

Bến Tre: Sắp tới ưu tiên thu hút đầu tư những dự án nào?

Trong thời gian tới, tỉnh Bến Tre sẽ ưu tiên thu hút đầu tư đối với các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch...
Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Sở Công Thương Bình Dương vừa tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch, lộ trình di dời các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hiện trạng dự án đập ngăn mặn  ở Nha Trang chậm tiến độ nhiều năm

Hiện trạng dự án đập ngăn mặn ở Nha Trang chậm tiến độ nhiều năm

Dự án đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang khởi công tháng 9/2020, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022 nhưng chậm tiến độ vì thiếu mặt bằng để thi công.
Sóc Trăng: Đề nghị 28 địa phương gửi đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển để san lấp

Sóc Trăng: Đề nghị 28 địa phương gửi đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển để san lấp

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa có văn bản gửi 28 tỉnh, thành phố trong cả nước về việc đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển với mục đích để san lấp.

Tin cùng chuyên mục

Dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4: Sẽ xử lý nghiêm hành vi cản trở thi công

Dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4: Sẽ xử lý nghiêm hành vi cản trở thi công

Tỉnh Đồng Nai yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi cản trở thi công gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.
Thái Bình: Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Văn Nghiêm được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Thái Bình: Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Văn Nghiêm được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Ngày 15/5, ông Phạm Văn Nghiêm, Giám đốc Sở Nội vụ đã được 58/58 đại biểu HĐND tỉnh tín nhiệm bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình.
TP. Cần Thơ: Nỗ lực

TP. Cần Thơ: Nỗ lực ''kép'' để phát triển ngành du lịch

TP. Cần Thơ đang nỗ lực xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng và phát triển du lịch sinh thái, hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường.
Đắk Lắk: Đề xuất nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ 26, 27, 29 chạy qua địa bàn

Đắk Lắk: Đề xuất nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ 26, 27, 29 chạy qua địa bàn

Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị các bộ, ngành Trung ương quan tâm đầu tư nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ 26, 27, 29... hiện nay đang hẹp và xuống cấp.
Lâm Đồng: Tập đoàn Phương Trang đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu đầu tư dự án cao tốc

Lâm Đồng: Tập đoàn Phương Trang đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu đầu tư dự án cao tốc

Tập đoàn Phương Trang kiến nghị Lâm Đồng chấp thuận áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu của dự án đầu tư đường bộ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Việc phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng cửa ngõ, cảng trung chuyển có tầm cỡ khu vực châu Á và thế giới có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế.
Quảng Nam: Thị xã Điện Bàn đề xuất là nơi để xây dựng Đền thờ Vua Hùng

Quảng Nam: Thị xã Điện Bàn đề xuất là nơi để xây dựng Đền thờ Vua Hùng

Thị xã Điện Bàn đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam quan tâm xem xét, lựa chọn Điện Bàn để xây dựng Đền thờ Vua Hùng và các bậc tiền nhân có công với đất nước.
Quảng Nam: Liên kết doanh nghiệp để dẫn dắt và ấp ủ tài năng khởi nghiệp

Quảng Nam: Liên kết doanh nghiệp để dẫn dắt và ấp ủ tài năng khởi nghiệp

Quảng Nam tổ chức Hội thảo nhằm phát triển ý tưởng khởi nghiệp của học sinh sinh viên, kết nối với doanh nghiệp để định hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.
Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Cục Công Thương địa phương-Bộ Công Thương có quyết định công nhận 5 sản phẩm của Tuyên Quang là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc.
Hưng Yên: Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Lữ xin nghỉ hưu trước tuổi

Hưng Yên: Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Lữ xin nghỉ hưu trước tuổi

Ông Doãn Anh Quân, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên được nghỉ công tác trước tuổi hưu kể từ ngày 15/5.
Lào Cai: Rà soát, kiểm tra công trình cầu, ngầm tràn trước mùa mưa lũ

Lào Cai: Rà soát, kiểm tra công trình cầu, ngầm tràn trước mùa mưa lũ

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương kiểm tra, rà soát các công trình cầu, ngầm tràn trên địa bàn trước mùa mưa lũ năm 2024.
Tuyên Quang: Siết chặt hoạt động nhập khẩu, kinh doanh xe máy điện, xe đạp điện

Tuyên Quang: Siết chặt hoạt động nhập khẩu, kinh doanh xe máy điện, xe đạp điện

Tỉnh Tuyên Quang siết chặt hoạt động kinh doanh xe đạp điện, phụ tùng, mũ bảo hiểm kém chất lượng... nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
Quảng Nam: Ra mắt bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước

Quảng Nam: Ra mắt bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước

Tỉnh Quảng Nam là địa phương có công trình Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước.
Phát huy vai trò người có uy tín ở Thái Nguyên

Phát huy vai trò người có uy tín ở Thái Nguyên

Những năm gần đây, đội ngũ người có uy tín tỉnh Thái Nguyên có nhiều đóng góp trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Sóc Trăng: Gỡ khó cho dự án mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn

Sóc Trăng: Gỡ khó cho dự án mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn

Chương trình Đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn tỉnh Sóc Trăng do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ với tổng mức đầu tư 220,8 tỷ đồng.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Vì sao PTSC dừng hoạt động Khu Nhà đổi ca 284 Nguyễn An Ninh?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Vì sao PTSC dừng hoạt động Khu Nhà đổi ca 284 Nguyễn An Ninh?

Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) sẽ dừng hoạt động Khu Nhà đổi ca số 284 Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu kể từ ngày 1/7/2024.
Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Quy hoạch phát triển ngành logistics thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại, thông minh của cả nước.
Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu Công an tỉnh kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy.
TP. Cần Thơ: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động

TP. Cần Thơ: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động

Ngày 14/5, Liên đoàn lao động TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị tiếp xúc đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo TP. Cần Thơ với cán bộ công đoàn và công nhân lao động.
Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Ngày 14/5, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn đã đi kiểm tra, khảo sát một số địa điểm thực hiện các dự án tại huyện Mèo Vạc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động