Thứ ba 26/11/2024 16:53

Hà Nội cần tập trung ứng phó với 4 loại hình thiên tai lớn và thường gặp

Ngập lụt đô thị và ngoại thành; lũ trên hệ thống sông; dông lốc sét, nắng nóng; bão và động đất là 4 loại hình thiên tai lớn, thường gặp mà Hà Nội cần ứng phó.

Ông Trần Quang Hoài - Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - đánh giá, so với các tỉnh, thành phố ven biển hoặc trung du, miền núi phía Bắc, Hà Nội là địa phương ít chịu ảnh hưởng của thiên tai hơn.

Một điểm ngập úng trên đường Nguyễn Trãi, chiều 29/5. Ảnh VnExpress

Tuy nhiên, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiến cứu nạn thành phố cũng như các quận, huyện, thị xã không được phép chủ quan. Bởi lẽ, rủi ro từ thiên tai tại Hà Nội là lớn hơn, do nơi đây là trung tâm chính trị của cả nước, đông dân cư và có hoạt động kinh tế - xã hội phát triển sôi động.

Hà Nội cần tập trung ứng phó với 4 loại hình thiên tai lớn và thường gặp gồm: Ngập lụt đô thị và ngoại thành; lũ trên hệ thống sông; dông lốc sét, nắng nóng; bão và động đất ở 1 số khu vực khác có ảnh hưởng dư chấn đến Hà Nội. Xây dựng phương án ứng phó cụ thể với từng loại hình thiên tai có thể xảy ra. “Thành phố tuyệt đối không chủ quan, bởi ảnh hưởng thiên tai không thường xuyên nhưng hậu quả có thể rất nặng nề”, ông Trần Quang Hoài lưu ý.

Đại diện Tổng cục Phòng, chống thiên tai cũng cho biết, để hỗ trợ Hà Nội ứng phó với thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa vào kế hoạch vốn, dự kiến bố trí tổng kinh phí khoảng 1.260 tỷ đồng để thành phố thực hiện 2 nhiệm vụ, gồm: Nâng cấp cho tuyến đê trên địa bàn huyện Ba Vì (khoảng 700 tỷ đồng), và xây dựng hệ thống cống thuỷ lợi tại huyện Mê Linh (khoảng 558 tỷ đồng).

Theo ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, tình trạng sạt lở diễn biến phức tạp trên một số tuyến sông, nhất là sông Hồng, có nguyên nhân từ tình trạng lòng dẫn đang ngày một bị hạ thấp. Trước tình hình đó, Hà Nội đã có chỉ đạo sẵn sàng di dời người dân đến nơi tránh trú trong trường hợp các hồ chứa thuỷ điện trên lưu vực xả lũ, gây ảnh hưởng đến vùng dân cư.

Liên quan đến tình trạng úng ngập nội thành thời gian qua, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội lý giải là bởi hệ thống tiêu thoát nước của thành phố còn thiếu và chưa đồng bộ. Lòng dẫn sông Nhuệ lâu ngày chưa được nạo vét nên khả năng tiêu thoát nước khi có mưa lớn cục bộ hạn chế.

Thời gian tới, Hà Nội sẽ rà soát lại tổng thể phương án tiêu thoát nước nội đô. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa nhằm tiêu thoát nước cho các quận huyện thuộc khu vực phía Tây của thành phố….

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch