Thứ ba 26/11/2024 04:51

Hà Nội: 55 cở sở, công trình đạt danh hiệu Năng Lượng Xanh năm 2022

Tối 12/12, UBND TP Hà Nội đã tổ chức Lễ trao danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng Năng Lượng Xanh năm 2022 cho 55 cơ sở, công trình xây dựng.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh,UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 264/KH-UBND ngày 25/11/2021 về việc thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2022.

Theo đó, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai việc tăng cường tiết kiệm điện theo Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 7/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ: Tập trung huy động tối đa các nguồn lực đầu tư, hoàn thiện hệ thống lưới điện của Thủ đô đáp ứng yêu cầu tốc độ tăng trưởng sản lượng điện 7,1%, tỷ lệ tổn thất điện năng dưới 3,6%, tiết kiệm điện đạt 2,2%.

Hà Nỗi đã triển khai các giải pháp công nghệ tiết kiệm điện tại các cơ sở sản xuất – kinh doanh, trụ sở làm việc, công sở, chiếu sáng công cộng, hộ gia đình… đồng thời tăng cường hỗ trợ kỹ thuật các cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng chỉ số hiệu quả năng lượng, ứng dụng các trang thiết bị có hiệu suất cao, công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng trong quản lý, vận hành đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; hỗ trợ kiểm toán năng lượng cho 57 cơ sở, doanh nghiệp; Đánh giá hiệu quả năng lượng cho 12 cơ sở tòa nhà, công trình xây dựng; Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng cho 12 cơ sở; Mô phỏng năng lượng cho 06 tòa nhà, công trình xây dựng… Năm 2022, theo đánh giá sơ bộ Thành phố đã tiết kiệm được 131,3 kTOE, đạt 1,63% mức tiêu thụ năng lượng so với dự báo nhu cầu

Phát biểu tại Lễ trao danh hiệu, bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công thương, Phó Chủ nhiệm Thường trực Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Thành phố cho biết: Mô hình sử dụng Năng lượng Xanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022. Chương trình đã thu hút 100 đơn vị trên địa bàn Thành phố tham gia nộp hồ sơ. Các cơ sở tham gia chương trình được Thành phố hỗ trợ: đánh giá hiệu quả năng lượng bằng công cụ mô phỏng năng lượng, tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng, xây dựng hệ thống quản lý năng lượng; đánh giá ứng dụng đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật có mức tự động hóa cao theo hướng công nghệ công nghiệp thế hệ 4.0.

Bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội phát biểu tại Lễ trao danh hiệu Năng lượng Xanh

Theo đó, Ban chủ nhiệm chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Thành phố đã công nhận 55 cơ sở đạt danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng Năng lượng Xanh theo tiêu chí được ban hành tại Quyết định số 2173/QĐ-UBND ngày 03/5/2019.

Các doanh nghiệp, cơ sở đạt danh hiệu Năng lượng Xanh đã triển khai thực hiện các giải pháp có tính điển hình, mang lại hiệu quả cao, có thể áp dụng cho nhiều doanh nghiệp ở quy mô khác nhau, giúp cho các doanh nghiệp cơ sở chủ động trong quá trình đổi mới trang thiết bị, quản lý vận hành và thiết kế dự án

Ban Chủ nhiệm Chương trình sử dụng năng lượng Thành phố đã thành lập Hội đồng đánh giá là các thành viên uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng. Hội đồng đã đánh giá tỷ mỷ, khoa học, chính xác, khách quan theo bộ Tiêu chí của Thành phố

Qua đó, Hội đồng đánh giá đã xác định có 55 hồ sơ đủ điều kiện để đánh giá, trong đó: 13 cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng trọng điểm đã triển khai thực hiện 100 giải pháp, tiết kiệm được 7.825 TOE, tương đương tiết kiệm 88,4 tỷ đồng trong vòng đời dự án 3 năm; kế hoạch sử dụng năng hiệu quả trong 5 năm tới, 13 cơ sở này sẽ tiết kiệm 12.643 TOE, tương đương với 146 tỷ đồng; 12 cơ sở sử dụng nhiều năng lượng đã triển khai thực hiện 59 giải pháp, tiết kiệm được 382 TOE, tương đương tiết kiệm 4,1 tỷ đồng trong vòng đời dự án 3 năm; kế hoạch sử dụng năng hiệu quả trong 5 năm tới, 12 cơ sở này sẽ tiết kiệm 645 TOE, tương đương với 7,2 tỷ đồng.

Đại diện Tổng công ty May 10-CTCP lên nhận Danh hiệu Năng lượng Xanh 5 sao

Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình của các đơn vị tham gia năm nay như: (1) Mô hình sử dụng dụng pin năng lượng mặt trời tại: Nhà máy Phenikaa - Công ty CP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A, Công ty CP May Sơn Hà, Tòa nhà CornerStone - Công ty TNHH Daibiru CSB, trụ sở Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội,...; (2) Sử dụng phần mềm BMS giám sát, điều khiển các trang thiết bị như: Hệ thống điện, điều hòa không khí, chiếu sáng, bơm, quạt, AHU,… tại: Trụ sở Quận Ủy - HĐND - UBND Quận Đống Đa, Tòa nhà PVI - Công ty Cổ phần PVI, Tòa nhà CornerStone - Công ty TNHH Daibiru CSB, Công ty TNHH Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, Tòa nhà Capital Place, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh,…; (3) Lắp biến tần điều khiển cho các động cơ dây chuyền sản xuất, bơm, quạt, máy nén khí tại: Nhà máy Phenikaa - Công ty CP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A, Tổng Công ty May 10 – CTCP, Công ty TNHH Parker Processing Việt Nam, Công Ty CP Thiết bị điện và Chế tạo biến thế Hà Nội,…

Đánh giá vai trò và sự hỗ trợ của Sở Công Thương và UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Tiến Thành- Giám đốc Công ty CP Sản xuất và Phát triển Thương mại Việt Hàn - Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm đạt danh hiệu 4 sao cho biết, là doanh nghiệp mới được thành lập (từ năm 2018) chuyên sản xuất dây cáp mạng internet, dây tín hiệu, dây đèn led trang trí, với sự hỗ trợ tư vấn kỹ thuật và cả kinh phí trong việc đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ thông qua nguồn kinh phí khuyến công của TP.Hà Nội. Tất cả các thiết bị, dây chuyền sản xuất của chúng tôi đều được tự động hóa và được lắp biến tần, hệ thống cảm biến ánh sáng giúp ánh sáng được tắt, bật và điều chỉnh tự động … nhờ đó trung bình mỗi tháng công ty tiết kiệm khoảng 12.000-14.000kWh. Điều này đã giúp công ty tiết kiệm chi phí, giảm phát thải các - bon nhờ tiết kiệm năng lượng.

Ông Nguyễn Tiến Thành- Giám đốc Công ty CP Sản xuất và Phát triển Thương mại Việt Hàn lên nhận danh hiệu cơ sở sử dụng Năng lượng Xanh 4 sao

Ông Trịnh Quốc Vũ- Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương khẳng định: "Hà Nội luôn là địa phương đi đầu và đồng hành cùng với Bộ Công Thương trong việc thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Với sự chủ động, sáng tạo nhiều mô hình tiết kiệm năng lượng trong những năm qua đã được tôn vinh và lan tỏa phong trào tiết kiệm năng lượng không chỉ ở thủ đô mà còn sang cả các địa phương khác trên cả nước".

Đại diện Công ty Central Retail tại Việt Nam lên nhận danh hiệu cơ sở sử dụng Năng lượng Xanh 4 sao

Hội đồng đánh giá, chấm điểm, xếp hạng từ cao xuống thấp và đã đề xuất công nhận 55 cơ sở có số điểm đánh giá cao nhất đạt danh hiệu Năng lượng Xanh theo Tiêu chí Thành phố. Cụ thể, danh hiệu Năng lượng Xanh 5 sao có 16 đơn vị; Danh hiệu Năng lượng Xanh 4 sao có 22 đơn vị; Danh hiệu Năng lượng Xanh 3 sao có 17 đơn vị.

Lễ trao danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng Năng lượng Xanh năm 2022 nhằm tôn vinh các cơ sở, doanh nghiệp sử dụng Năng lượng Xanh cũng như phổ biến, nhân rộng các giải pháp tiết kiệm năng lượng tiêu biểu để các cơ sở có mô hình tương tự áp dụng, giúp thúc đẩy công tác quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của Thành phố; thể hiện quyết tâm của Thành phố tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí năng lượng cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng Xanh

Tin cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Bạc Liêu tập trung đầu tư vào hạ tầng lưới điện

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?