Thứ hai 25/11/2024 11:45

Hà Nam: “An cư, lạc nghiệp” từ nguồn vốn ưu đãi nhà ở xã hội

Sau hơn 5 năm, trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã triển khai cho vay nhà ở xã hội với tổng dư nợ 175,4 tỷ đồng phục vụ 499 khách hàng vay vốn.

Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ.

Đến ngày 31/3/2023, sau hơn 5 năm triển khai chương trình, trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã triển khai cho vay nhà ở xã hội với tổng dư nợ 175,4 tỷ đồng phục vụ 499 khách hàng vay vốn, trong đó trên địa bàn huyện Lý Nhân đã có 68 khách hàng được vay vốn với số tiền 26 tỷ đồng. Nguồn vốn đã giúp những hộ gia đình có thu nhập thấp thực hiện hóa ước mơ “An cư, lạc nghiệp”, yên tâm công tác, ổn định cuộc sống.

Cán bộ tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lý Nhân khảo sát và hướng dẫn thủ tục vay vốn xây mới nhà ở cho anh Đỗ Đức Lương, Thôn 5 xã Chính Lý, huyện Lý Nhân

Chính sách về nhà ở xã hội đã tạo điều kiện giúp cán bộ, công nhân viên chức, người lao động thu nhập thấp có điều kiện sở hữu nhà để ổn định cuộc sống, yên tâm công tác. Đơn cử, gia đình chị Phạm Thị Thu cư trú tại thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân là một trong số nhiều trường hợp được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để Xây mới nhà để ở nên càng cảm nhận rõ ý nghĩa của chính sách này. Như bao cặp vợ chồng trẻ ước mơ có một căn nhà để an tâm công tác, ổn định cuộc sống thoát khỏi cảnh thuê nhà. Khi biết đến chính sách cho vay để xây mới nhà để ở Gia đình chị đã liên hệ với cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội huyện để được hướng dẫn làm thủ tục vay vốn. Đến nay gia đình chị đã có căn nhà khang trang mặc dù hằng tháng, gia đình chị vẫn phải trả lãi và gốc ngân hàng, nhưng điều quan trọng là tâm lý “nhà của mình” đã giúp gia đình chị có thêm động lực trong công việc, cuộc sống...

Các đối tượng được vay vốn ưu đãi là những người có công với cách mạng, người có thu nhập thấp, hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an Nhân dân và Quân đội Nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật. Mức lãi suất cho vay ưu đãi là 4,8%/năm, thời gian cho vay tối đa 25 năm.

Để chủ trương của Chính phủ đi vào cuộc sống, thời gian tới, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lý Nhân sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp để thực hiện có hiệu quả chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Đồng thời, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, tổ chức Hội đoàn thể thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về các chương trình tín dụng ưu đãi, nhất là chương trình cho vay nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp.

Song song với đó, làm tốt công tác thống kê, rà soát, bổ sung các đối tượng trong diện thụ hưởng được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống; tập trung ưu tiên nguồn vốn vay các chương trình như: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm; tổ chức tập huấn về quy trình thẩm định, thủ tục, hồ sơ vay vốn tới các địa phương, hội, đoàn thể nhận ủy thác, tổ tiết kiệm và vay vốn.

Trên cơ sở đăng ký nhu cầu vay vốn của người dân, các hội, đoàn thể, chính quyền địa phương tiến hành bình xét. Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội thẩm định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng……; góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới nân cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nam

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh