Thứ sáu 18/04/2025 12:24

Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19: 30 doanh nghiệp được hỗ trợ

Dự kiến, sẽ có 30 doanh nghiệp tạo tác động xã hội thuộc lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ sẽ được hỗ trợ trong năm 2022.

Sáng 28/4. Cục Phát triển doanh nghiệp (AED) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada (GAC) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố “Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19", nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tạo tác động xã hội nâng cao năng lực và hoàn thiện mô hình kinh doanh để ứng phó với những bất trắc sau đại dịch Covid-19.

Đây là gói hỗ trợ thuộc Dự án “Hỗ trợ hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam ứng phó với Covid-19 (ISEE-Covid), được tài trợ bởi GAC và được đồng thực hiện bởi UNDP và AED.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp tạo tác động xã hội (SIB) là các doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh và cam kết tạo tác động tích cực cho xã hội và môi trường, coi đây là hai yếu tố trọng tâm trong chiến lược hoạt động của họ. Cân bằng các mục tiêu xã hội /môi trường với mô hình thương mại cho phép họ giải quyết các thách thức xã hội và môi trường một cách bền vững.

Dự kiến, sẽ có 30 doanh nghiệp tạo tác động xã hội được hỗ trợ trong năm 2022

Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19 dự kiến sẽ tập trung vào 3 yếu tố: Thứ nhất, xác định những thách thức chính tạo ra bởi Covid-19; Thứ hai, thiết kế và chuyển đổi mô hình kinh doanh hoặc phát triển các sản phẩm/ dịch vụ mới để thích ứng với tình hình Covid-19; Thứ ba, hỗ trợ vốn hạt giống cho các doanh nghiệp tạo tác động xã hội để xây dựng và thử nghiệm các mô hình kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ mới.

Trong năm 2022, chương trình sẽ hỗ trợ 30 doanh nghiệp tạo tác động xã hội thuộc lĩnh vực nông nghiệp và du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ và các nhóm yếu thế làm chủ. Mỗi doanh nghiệp sẽ được huấn luyện chuyên biệt trong 6 tháng và vốn hạt giống 100 triệu đồng để xây dựng và thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới.

Theo ông Lê Mạnh Hùng - Cục trưởng, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch Đầu tư: Gói hỗ trợ này sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp SIB tháo gỡ những nút thắt, khó khăn trên thông qua những hành động cụ thể. Chúng tôi sẽ cử các chuyên gia, các tổ chức trung gian đồng hành cùng doanh nghiệp để giải quyết những vấn đề cụ thể trong quản lý, kinh doanh, phát triển sản phẩm của doanh nghiệp SIB trong vòng 6 tháng.

“Đặc biệt, gói hỗ trợ còn cung cấp “vốn mồi” 100 triệu đồng cho mỗi doanh nghiệp để xây dựng và thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới. Đây là nguồn lực rất quý giá cho doanh nghiệp nhằm phần nào khắc phục được khó khăn trong tiếp cận các nguồn tài chính của các SIB”, ông Lê mạnh Hùng thông tin.

Trưởng đại diện thường trú, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam Caitlin Wiesen đánh giá: Công tác triển khai tiêm phòng nhanh chóng và hiệu quả của Việt Nam góp phần đưa đất nước trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, lo ngại về các tác động tiêu cực của Covid-19 đối với các doanh nghiệp vẫn tiếp tục xảy đến trong thời gian tới.

Cụ thể, theo bà Caitlin Wiesen, các nghiên cứu đánh giá cơ bản cho thấy, gần 47% doanh nghiệp tạo tác động xã hội được phỏng vấn bị giảm doanh thu do tác động của Covid-19. Doanh nghiệp có tỷ lệ giảm doanh thu cao nhất thuộc về nhóm sử dụng lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và hợp tác xã.

“Chúng tôi hy vọng rằng, gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19 sẽ kịp thời cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật và nguồn tài chính cần thiết để các SIB hiện thực hóa các ý tưởng đổi mới nhằm giải quyết các thách thức trong kinh doanh và mang lại lợi ích cho các nhóm dễ bị tổn thương” - bà Wiesen chia sẻ.

Còn theo ông Brian Allemekinders - Trưởng ban hợp tác phát triển - Đại sứ quán Canada tại Việt Nam: Chúng tôi tin rằng với sự hỗ trợ của gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19, họ sẽ có thêm sức mạnh ý chí để thay đổi cuộc sống của các nhóm dễ bị tổn thương cũng như xã hội Việt Nam.

Dự án ISEE Covid tập trung vào 3 mục tiêu tổng thể, bao gồm: Thứ nhất, nâng cao năng lực của các SIB, qua đó hỗ trợ các nhóm yếu thế bao gồm phụ nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số,...; Thứ hai, nâng cao năng lực và tăng cường phối hợp giữa các tổ chức trung gian hỗ trợ SIB; Thứ ba, tăng cường năng lực xây dựng và triển khai chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho các SIB phát triển, góp phần đóng góp vào thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

HUD Kiên Giang: Hơn 30 năm vững bước phát triển

Hai 'ông lớn' công nghiệp 'bắt tay' phát triển công nghệ cao

Hơn cả tiết kiệm: EVNHANOI xây dựng văn hóa sử dụng điện

PVOIL Hải Phòng: Dẫn đầu thị trường, mở lối năng lượng xanh

Kinh doanh có trách nhiệm: 'Chìa khoá' cho doanh nghiệp hội nhập

Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Đảng bộ Nhiệt điện Quảng Ninh thực hiện tốt học tập, làm theo Bác

Flamingo Heritage Onsen & Resort: Thiên đường nghỉ dưỡng sắp ra mắt tại Tân Trào

Lazada ‘mở khóa’ sức mạnh AI cho mọi nhà bán hàng

Mở rộng chủng loại tàu bay được nhập khẩu vào Việt Nam

Điều kiện được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý I, tăng 25%

Petrolimex Aviation: 17 năm đồng hành phát triển cùng ngành hàng không, cùng đất nước

Vietnam Warehousing & Automation Show 2025 – Kết nối kho vận châu Á

Hải Phòng: Hướng phát triển dài hạn cho cộng đồng doanh nhân

Đại hội đồng cổ đông Tập đoàn SCG 2025: Thành công ấn tượng với sự trở lại của ông Đỗ Anh Tuấn

ĐHCĐ Sunshine Homes 2025: Thành công với kế hoạch hợp nhất vào Sunshine Group

EVNNPC tổ chức Hội nghị khách hàng 2025 trên toàn miền Bắc

Quảng Bình: Xây dựng nhà tình nghĩa cho người có công

Hợp tác xã Việt: Khát vốn, thiếu công nghệ, cần niềm tin