Thứ ba 26/11/2024 03:45

Gỡ vướng mặt bằng dự án đường dây 220kV Bắc Giang – Lạng Sơn: Cần sự vào cuộc của địa phương

Ngày 5/10, tại Bắc Giang, đã diễn ra cuộc họp bàn giải pháp tháo gỡ mặt bằng dự án đường dây 220kV Bắc Giang – Lạng Sơn đoạn qua địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang cùng đoàn công tác kiểm tra hiện trường vị trí 36A đường dây 220kV Bắc Giang – Lạng Sơn đoạn qua huyện Lục Nam (Bắc Giang)

Cần sự vào cuộc quyết liệt của địa phương

Ông Trương Hữu Thành – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho biết: Hiện nay tỉnh Bắc Giang được cấp điện từ TBA 220kV Bắc Giang (công suất 2x250MVA); TBA 220kV Quang Châu (2x250MVA) đang vận hành thường xuyên đầy tải trên 80% công suất định mức.

Để đảm bảo cung cấp điện cho tỉnh Bắc Giang trong những năm tới, EVNNPT đầu tư đường dây 220kV Bắc Giang - Lạng Sơn, với chiều dài toàn tuyến là 101,6 km, từ TBA 220kV Bắc Giang đến TBA 220kV Lạng Sơn.

Đoạn tuyến đi qua tỉnh Bắc Giang có 55 vị trí móng, với chiều dài khoảng 21,6 km đi qua địa bàn huyện Lạng Giang - 21 vị trí, Lục Nam - 31 vị trí, Lục Ngạn – Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã bàn giao mặt bằng 55/55 vị trí; Đào, đúc móng hoàn thành 54/55 vị trí; Dựng cột hoàn thành 54/55 vị trí (còn vị trí 01 kết hợp cắt điện thi công chuyển đấu nối); Kéo dây hoàn thành 10/22 khoảng néo.

Về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tỉnh Bắc Giang đã bàn giao toàn bộ vị trí móng. Phần hành lang đã bàn giao được 16/22 khoảng néo, 6 khoảng néo chưa bàn giao mặt bằng để thi công thuộc huyện Lạng Giang và Lục Nam.

Để đảm bảo tiến độ dự án hoàn thành trong tháng 11/2022, ông Trương Hữu Thành – Phó Tổng giám đốc EVNNPT kiến nghị UBND tỉnh Bắc Giang quan tâm, xem xét chỉ đạo UBND các sở, ngành và UBND các huyện có biện pháp ưu tiên thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB) cho các dự án.

EVNNPT kiến nghị UBND huyện Lạng Giang và Lục Nam tuyên truyền, vận động các hộ dân còn vướng mắc tại các khoảng néo đồng thuận chủ trương chính sách quy định, nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công kéo dây trong tháng 10/2022. Song song với việc vận động, tiến hành lập kế hoạch bảo vệ thi công kéo dây qua các khoảng cột nêu trên trong tháng 10/2022.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì cuộc họp với EVNNPT/CPMB

Tập trung tuyên truyền vận động, sẵn sàng phương án bảo vệ thi công

Tại cuộc họp, ông Phan Thế Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đánh giá trong thời gian qua chủ đầu tư đã tích cực cử cán bộ bám sát công trường phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo nhà thầu thi công triển khai thực hiện dự án và đạt được kết quả nhất định. Đồng thời biểu dương UBND huyện Lục Ngạn và thành phố Bắc Giang đã tích cực trong công tác BT-GPMB góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án.

Tuy nhiên tiến độ BTGPMB của dự án hiện nay còn chậm gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Đây là dự án rất quan trọng nhằm đảm bảo điện cho tỉnh Bắc Giang phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân trong tỉnh. Sau dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang tốc độ phát triển công nghiệp cao, kéo theo đó nhu cầu sử dụng điện tăng cao.

Chính vì vậy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu UBND huyện Lạng Giang tổ chức, làm việc đối thoại, tuyên truyền, vận động các hộ dân tại các khoảng cột 8-9, 59-60 để đề nghị các hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng thi công. Đồng thời tiến hành lập kế hoạch bảo vệ thi công kéo dây hoàn thành các khoảng cột nêu trên trong tháng 10/2022.

UBND huyện Lục Nam khẩn trương thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường cho hộ dân tại khoảng néo 36A-37 xã Bảo Sơn để trả tiền bàn giao mặt bằng trước ngày 10/10/2022 và hoàn thiện thủ tục phê duyệt phương án bồi thường điều chỉnh/bổ sung cho 10 hộ dân tại xã Thanh Lâm và xã Bảo Sơn để chi trả tiền trước ngày 15/10/2022

Huyện Lục Nam tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ dân còn vướng mắc tại 3 khoảng néo đồng thuận chủ trương chính sách quy định, nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công kéo dây trong tháng 10/2022. Song song với việc vận động, tiến hành lập kế hoạch bảo vệ thi công kéo dây qua các khoảng cột nêu trên trong tháng 10/2022.

Dự án gặp vướng mắc kéo dây ở 6 khoảng néo. Trong ảnh vị trí cột 36A (huyện Lục Nam, Bắc Giang)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cũng đề nghị EVNNPT/CPMB lập phương án thi công cụ thể và đăng ký thời gian thi công kéo dây qua các khoảng cột còn vướng mắc về các cơ quan liên quan của huyện Lạng Giang và Lục Nam để lập kế hoạch, triển khai bảo vệ thi công.

Khẩn trương điều chỉnh giải pháp kỹ thuật nâng chiều cao cột 36A để địa phương tăng cường tuyên truyền vận động các hộ gia đình tại thôn Huê Vận 1 (xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam) chấp hành nhận tiền, kịp thời bố trí kinh phí phục vụ công tác BTGPMB.

Chủ động phối hợp với UBND các huyện Lạng Giang, Lục Nam và các đơn vị liên quan giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công Dự án, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Bạc Liêu tập trung đầu tư vào hạ tầng lưới điện

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?