Thứ hai 25/11/2024 12:20

Gian nan phòng chống buôn lậu xăng dầu trên biển

Buôn lậu xăng dầu trên biển được đánh giá là đang diễn ra rất phức tạp, gây nhiều hệ lụy, làm thất thu ngân sách, tạo môi trường kinh doanh bất bình đẳng...

Liên tiếp phát hiện nhiều vụ buôn bán, vận chuyển xăng dầu trái phép

"Cơn sốt" giá nhiên liệu toàn cầu đang ảnh hưởng tới cuộc sống người dân tại nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Lợi dụng tình hình này, vùng biển Tây Nam nơi giáp ranh với các quốc gia có mức giá nhiên liệu chênh lệch với Việt Nam đã và đang nhanh chóng trở thành “chợ đen” trên biển - nơi các đối tượng gian thương thực hiện nhiều thủ đoạn tinh vi để buôn lậu nhiên liệu nhằm trục lợi bất chính.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 (đóng tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) cho biết, từ đầu tháng 6/2022 đến nay, đơn vị liên tục bắt giữ các vụ vận chuyển dầu DO trên biển, không có giấy tờ hợp lệ. Trong đó, mới nhất bắt giữ 2 tàu vận chuyển khoảng 130.000 lít dầu DO. Hiện Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đang cùng các đơn vị chức năng phối hợp, tăng cường đấu tranh ngăn chặn hoạt động mua bán, vận chuyển dầu DO trái phép trên vùng biển Tây Nam, trọng tâm tập trung vào vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và Malaysia.

Hay, cách đây 2 tháng, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển vùng 4 cũng đã phát hiện 3 vụ buôn lậu dầu DO với trữ lượng 220 nghìn tấn tại Kiên Giang.

Lực lượng chức năng thực hiện nhiều giải pháp đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu trên biển

Trước đó, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an đã phối hợp với Tổng cục Hải quan và Công an TP.Hồ Chí Minh phát hiện 2 tàu chở dầu, 1 xà lan chứa dầu trên sông Sài Gòn. Tổng cộng gần 500 tấn dầu DO và FO. 3 phương tiện chở dầu nói trên thuộc Công ty TNHH Thương mại vận tải xăng dầu Phúc Thọ. Qua kiểm tra được biết đây là lô hàng tạm nhập tái xuất 7 nhưng doanh nghiệp này lại đưa ra thị trường tiêu thụ.Vụ việc có dấu hiệu của buôn lậu xăng dầu.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, để đánh lạc hướng điều tra của lực lượng chức năng, các đối tượng buôn lậu xăng dầu đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, các chiêu thức mới, hoạt động có tổ chức, khiến công tác đấu tranh, ngăn chặn gặp không ít khó khăn, trở ngại. Các đối tượng có thể cải hoán tàu cá thành tàu chở xăng dầu, ngụy trang dụng cụ trên tàu là khai thác thủy sản để che đậy việc mua bán xăng dầu trái phép...

Đáng nói, nhiều đối tượng còn sử dụng nền tảng thương mại điện tử trong các giao dịch, áp dụng công nghệ cao vào hoạt động buôn lậu. Ngoài ra, để đánh lạc hướng điều tra của lực lượng chức năng, các tàu vi phạm thường neo đậu ở vùng biển giáp ranh đường phân định, rồi lợi dụng đêm tối, thời tiết xấu hoặc vào thời điểm lực lượng chức năng bàn giao ca để bơm xăng dầu sang các tàu nhỏ. Nhiều tàu vận chuyển trái phép xăng dầu còn dùng thủ đoạn như thay đổi tên và số hiệu phương tiện, tuyến hành trình, tắt thiết bị định vị....

Trong nội địa, theo ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), trong năm 2021, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra hơn 2.000 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, xử lý 240 vụ, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 8 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong 1 - 2 năm trở lại đây, các lực lượng chức năng như công an, biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường đã phát hiện rất nhiều đường dây nhập lậu xăng dầu, thậm chí pha chế xăng dầu ngay tại thị trường nội địa do lợi nhuận rất cao. Điển hình, gần đây nhất, lực lượng công an đã khởi tố vụ 200 triệu lít xăng dầu giả tại Đồng Nai – ông Linh cho hay.

Tăng cường phòng chống xăng giả, dầu lậu

Hiện nay, lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước là khoảng hơn 20 triệu tấn/năm. Trong đó, tự chủ chiếm khoảng 60 - 70%, số còn lại phải nhập khẩu. Ðây chính là điều kiện cho một số đối tượng sẵn sàng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật để nhập lậu, pha chế xăng dầu kém chất lượng đưa ra thị trường tiêu thụ.

Việc buôn lậu xăng dầu, xăng giả không chỉ gây thất thu ngân sách nhà nước, mà ngay cả người dân, các doanh nghiệp, đầu mối nhập khẩu, tiêu thụ xăng dầu hợp pháp cũng bị ảnh hưởng lớn. Do đó, việc chống buôn lậu xăng dầu cần phải có cách làm mới, thường xuyên và triệt để hơn.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, sửa đổi bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Yêu cầu xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với các mặt hàng xăng dầu diễn ra phức tạp, kéo dài trên địa bàn mình quản lý. Có như vậy mới hạn chế được hoạt động buôn lậu xăng dầu trong thời gian tới.

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, lợi dụng giá xăng dầu tăng cao, các vụ buôn lậu xăng dầu từ nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục gia tăng và diễn biến khá phức tạp, thủ đoạn tinh vi và chủ yếu xảy ra trên tuyến đường biển. Lực lượng chức năng liên tục phát hiện và bắt giữ nhiều vụ buôn lậu xăng dầu, nhất là dầu DO với số lượng lớn.

Tại Công văn số 2310/VPCP-V.I ngày 14/4/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Công điện số 160/CĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước và Kế hoạch số 410/KH-BCĐ389 ngày 14/6/2017 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu và các văn bản liên quan.

Cùng với đó, Phó Thủ tướng yêu cầu chủ động, nắm chắc tình hình hoạt động nhập khẩu, vận chuyển, sản xuất, kinh doanh, lưu kho, phân phối, lưu thông mặt hàng xăng dầu (các hoạt động dễ bị lợi dụng nhằm trục lợi); tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các tuyến biên giới, địa bàn trọng điểm trong nội địa và trên các vùng biển để kịp thời phát hiện, đấu tranh đối với các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng, nhất là các đối tượng có vai trò chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hoạt động buôn lậu xăng dầu trên các tuyến biên giới, vùng biển

Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng chức năng, nhất là các đơn vị có thẩm quyền cấp phép, đăng ký chất lượng, đo lường thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong việc chấp hành các quy định về điều kiện nhập khẩu, lưu kho, vận chuyển, sản xuất, phân phối, lưu thông để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về gian lận đo lường, không bảo đảm chất lượng, đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá nhằm trục lợi; xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có hành vi bao che, tiếp tay, bảo kê cho các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế trong kinh doanh xăng dầu…

Trước đó, Tổng cục Hải quan đã có công văn yêu cầu lực lượng kiểm soát hải quan và các đơn vị nghiệp vụ tăng cường công tác nắm tình hình, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, điều tra cơ bản, xây dựng các phương án, kế hoạch nghiệp vụ để phòng ngừa, kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu xăng dầu trên các tuyến biên giới, vùng biển; trao đổi, phối hợp, chia sẻ thông tin về hoạt động buôn lậu xăng dầu, than trên các tuyến biên giới, vùng biển với các lực lượng chức năng chống buôn lậu (biên phòng, công an, cảnh sát biển, quản lý thị trường và chính quyền các địa phương biên giới).

Bên cạnh đó, nhận định tình trạng xăng dầu giả, nhập lậu, kém chất lượng là vấn đề nhức nhối nhiều năm qua, ông Trần Hữu Linh cho biết, lực lượng quản lý thị trường vẫn luôn xác định xăng dầu là mặt hàng trọng điểm trong công tác kiểm tra kiểm soát, xử lý vi phạm. “Trước thực trạng này, cần có một hệ thống phối hợp kiểm tra, quản lý xuyên suốt, chặt chẽ. Việc ngăn chặn xăng dầu nhập lậu vào trong nội địa cần làm ngay từ biên giới, trong đó mắt xích là lực lượng biên phòng, hải quan. Trong nội địa, lực lượng quản lý thị trường sẽ phối hợp cùng các lực lượng thanh tra chuyên ngành phát hiện cây xăng, cửa hàng xăng dầu bán hàng kém chất lượng để lấy mẫu, kiểm tra” - ông Trần Hữu Linh cho hay.

Trang Anh
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024